Ngày Thành Lập Hội Sinh Viên Việt Nam Là Ngày Nào Ở Đâu

Ngày Thành Lập Hội Sinh Viên Việt Nam Là Ngày Nào Ở Đâu

Ngày 27/7/2020, tại Australia, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ban Chấp hành lâm thời Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia đã tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2022. Các đại biểu Đại hội được kết nối trực tuyến qua phần mềm Zoom giữa 7 Tiểu bang và Vùng lãnh thổ tại Australia, đảm bảo phòng chống dịch trong tình hình diễn biễn phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm như thế nào?

Vai trò và trách nhiệm của Hội Sinh viên Việt Nam được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Thanh niên 2020 và khoản 3 Điều 29 Luật Thanh niên 2020 như sau:

Theo đó, Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm sau đây:

- Hội Sinh viên Việt Nam có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

Đồng thời, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật.

Hội Sinh viên Việt Nam là gì? Hội Sinh viên Việt Nam có những vai trò và trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định thế nào?

Chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định tại Điều 30 Luật Thanh niên 2020 như sau:

Căn cứ trên quy định về chính sách của Nhà nước đối với Hội Sinh viên Việt Nam được quy định như sau:

- Tạo điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Bảo đảm điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam huy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

(Thanhuytphcm.vn) - Khi lãnh đạo dân tộc Việt Nam thực hiện các cuộc kháng chiến cứu nước, Đảng ta luôn nêu cao chủ trương phải tận dụng mọi hoàn cảnh thuận tiện, các tổ chức công khai để thu hút tất cả các thành phần xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái; tuyên truyền, vận động, thu hút đông đảo nhân sĩ, trí thức; công nhân, nông dân, sinh viên… vào cuộc đấu tranh yêu nước; phải làm thế nào tất cả mọi người, dù ở địa vị nào, trong trường hợp nào cũng có thể kháng chiến và ủng hộ kháng chiến bằng hình thức này hoặc hình thức khác. Chủ trương trên đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, mang đến những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược. Một trong những lực lượng góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng thể đó là học sinh, sinh viên ở miền Nam

Từ trước năm 1945, ở miền Nam, nhiều thế hệ học sinh đã đứng lên chống Pháp và chính sách giáo dục của Pháp. Lực lượng này luôn nêu cao dũng khí tham gia biểu tình, bãi khóa, để tang cụ Phan Chu Trinh, đòi thả nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu… Sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, dù gặp nhiều khó khăn do Pháp tăng cường khủng bố, truy quét, đàn áp phong trào yêu nước nhưng học sinh miền Nam vẫn hăng hái tham gia chống Pháp. Sự ra đời Câu lạc bộ Scôla Club của trường Pétrus Ký để cổ vũ, tập hợp học sinh, sinh viên yêu nước là minh chứng sinh động cho khí thế ấy lúc bấy giờ. Đặc biệt, cùng với phong trào sinh viên yêu nước ở Hà Nội, sự ủng hộ, cổ vũ của các tờ báo tiến bộ như Báo Thanh Niên đã tiếp thêm sức mạnh cho học sinh miền Nam tiếp tục xuống đường đấu tranh yêu nước mạnh mẽ hơn. Hàng triệu thanh niên, học sinh, sinh viên đứng vào hàng ngũ của các tổ chức cách mạng như Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc, Việt Minh và tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng 8.

Sau khi tái chiếm miền Nam Việt Nam năm 1946, Pháp mở lại trường học. Nhưng Pháp gặp phải sự đấu tranh mạnh mẽ của học sinh, sinh viên. Những năm 1946, 1947, phong trào “bãi học, bãi thi” phát triển rất mạnh trong giới học sinh, sinh viên miền Nam. Những cuộc thi bằng Trung học đệ nhất, Tú tài Pháp tại Sài Gòn rất ít thí sinh tham dự, dù Pháp đã hạ điều kiện dễ dàng, không cần là học sinh trường Pháp, không cần giấy chứng nhận đã học hết các lớp theo quy định cho mỗi văn bằng. Ở bậc đại học, vấn đề chuyển ngữ được chính quyền tay sai Sài Gòn hứa hẹn nhiều năm nhưng không thực hiện. Do đó, sinh viên, giáo giới liên tục đấu tranh mạnh mẽ, kéo dài đến tận năm 1954.

Qua nhiều năm trưởng thành, học sinh, sinh viên đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và được hậu thuẫn sâu, rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Đến giai đoạn 1949 - 1950, nhiều trường học đã thành lập được chi bộ, liên chi bộ Đảng. Đến năm 1954, chỉ riêng khối trường tư thục ở Sài Gòn - Gia Định đã có đến 11 chi bộ Đảng. Nhờ đó, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở Sài Gòn - Gia Định được tổ chức bài bản, chính quy và có hệ thống hơn. Nhiều chủ trường tư thục tìm cách ủng hộ phong trào kháng chiến yêu nước như nhận cán bộ kháng chiến vào trường dạy, bảo vệ các giáo sư, giáo viên khi Pháp đến trường khủng bố, bắt bớ; giúp học sinh thay đổi hình thức tham gia phong trào yêu nước…

Với lực lượng và tổ chức ngày càng mạnh mẽ, ngoài đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống giáo viên, đòi mở thêm trường, giảm học phí,… học sinh, sinh viên miền Nam còn tổ chức nhiều hoạt động nổi bật khác như: ngày 13/6/1949, nhân dịp “Quốc trưởng” Bảo Đại ghé thăm trường Pétrus Ký và nhân việc Pháp bắt giữ 5 học sinh trong ban lãnh đạo học sinh biểu tình chống khủng bố, chống chế độ thi cử bất công, học sinh trường Pétrus Ký đã tổ chức bãi khóa. Phong trào này nhanh chóng lan sang nhiều trường khác ở Sài Gòn - Gia Định. Nữ sinh Gia Long khiêng bàn ghế chặn các ngả ra vào, xé cờ ba que, xé các băng khẩu hiệu, rải truyền đơn để phản đối Bảo Đại. Cuộc bãi khóa kéo dài đến kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa 23/9/1949 ở hầu hết các trường tại Sài Gòn - Gia Định.

Đến tháng 11/1949, đồng thời với nhiều cuộc bãi công, bãi thị của công nhân và tiểu thương, học sinh nhiều trường công và tư thục, đặc biệt là hai trường Marie Curie và Chasseloup tổ chức bãi khóa. Giám đốc Nha học chính Sài Gòn ra lệnh bắt 12 học sinh vì cho rằng “cuộc bãi khóa mang tính chất chính trị”. Đỉnh điểm là ngày 9/1/1950, hàng ngàn học sinh, sinh viên cùng thầy cô của các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, trường Kỹ thuật Gia Định, trường Luật, khoa học,… tham gia bãi khóa. Đoàn người sau đó kéo lên dinh Thủ Hiến đấu tranh (nay là Bảo tàng TPHCM) đòi trả tự do cho học sinh bị giam cầm và hủy bỏ lệnh đóng cửa trường học. Nhân dân kéo đến tham gia cuộc biểu tình của học sinh ngày càng đông. Đến 3 giờ chiều cùng ngày, để chống lại cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên, giáo giới, phụ huynh, Pháp huy động 500 cảnh sát và binh lính tấn công đoàn biểu tình. Cuộc đàn áp diễn ra rất đẫm máu. Hơn 30 học sinh bị thương nặng, một số học sinh khác bị bắt. Học sinh Trần Văn Ơn bị trúng đạn và hi sinh dưới họng súng của lính Pháp.

Cái chết của Trần Văn Ơn đã gây phẫn nộ lớn trong toàn vùng Sài Gòn - Gia Định. Ngày 12/1/1950, khoảng nửa triệu người với nhiều thành phần từ nhân sĩ, tri thức, nhà báo, tu sĩ, công nhân… đã tham gia đám tang học sinh Trần Văn Ơn. Dòng người hô vang khẩu hiệu: “Chết vì Tổ quốc, chết nhưng vẫn sống; Sống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời”. Người dân Sài Gòn - Gia Định đổ ra đứng hai bên đường nghiêm trang cúi đầu tiễn biệt học sinh Trần Văn Ơn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Có thể nói đây là, cuộc biểu tình thu hút đông đảo quần chúng nhất trong thời kỳ chống Pháp năm 1946 - 1954.

Tiếp theo đó, dưới sự chỉ đạo của Ban Hoa vận, phong trào học sinh người Hoa phản đối nhà cầm quyền đóng cửa các lớp trung học Phúc Kiến. Ngày 15/2/1950, việc Pháp bắt và tra tấn đến chết học sinh người Hoa Trần Bội Cơ càng làm cộng đồng người Hoa thêm quyết tâm tham gia đấu tranh yêu nước mạnh mẽ hơn. Ngày 19/3/1950, thực hiện chủ trương của Thành ủy và lời kêu gọi của “Ủy ban Liên lạc các giới”, hàng ngàn học sinh, sinh viên, giáo giới tham gia bãi khóa, tổ chức mít tinh tại trường Tôn Thọ Tường (nay là trường Ten-lơ-man), rồi kéo đi biểu tình tuần hành. Từ sau năm 1950, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh, sinh viên miền Nam tiếp tục được củng cố, phát triển không ngừng. Những phong trào này góp phần mở rộng mặt trận đấu tranh chống Pháp, tạo thêm những áp lực chính trị để buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 9/1/1950, đánh dấu một trang sử hào hùng và là biểu tượng cho phong trào đấu tranh yêu nước của học sinh, sinh viên ở Việt Nam nói chung, miền Nam nói riêng. Sau này, để tưởng nhớ sự hi sinh của học sinh Trần Văn Ơn, cũng như nhằm phát huy truyền thống đấu tranh yêu nước trong học sinh, sinh viên, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V, diễn ra từ ngày 22 - 23/11/1993 ở Hà Nội, ngày 9/1 được chọn làm ngày Học sinh, sinh viên Việt Nam - ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

[1] Bài viết được biên soạn từ 2 tài liệu:- Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (2018), Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập II (từ trang 769 - 778), Nxb. Tổng hợp TPHCM.- Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Lưu Văn Quyết, Hà Kim Phương (2007), Lịch sử Sài Gòn thời kỳ 1945 - 1975 (từ trang 76 - 78), Nxb. Tổng hợp TPHCM.

Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Tổng cục Chính trị phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về QĐND và QPTD năm 2024. Cùng đó, các cơ quan, đơn vị Quân đội tổ chức nhiều cuộc thi thiết thực Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD; tiêu biểu là: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức Cuộc thi viết “Chuyện kể ở đại đội” và thi video clip “Người lính tôi yêu”. Báo Quân đội Nhân dân tổ chức Cuộc thi viết những tấm gương bình dị mà cao quý với chủ đề: “Dấu ấn bộ đội thời bình”, tổ chức Cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ”. Cục Tuyên huấn chủ trì tham mưu tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động về QĐND và QPTD; Ban Thanh niên Quân đội tổ chức Hội thi tuyên truyền viên trẻ.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị toàn quân chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về quân sự, quốc phòng, tuyên truyền về quân đội. Các cơ quan báo chí đã tăng thời lượng tuyên truyền về quân sự, quốc phòng, quân đội; tiêu biểu là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã xây dựng, phát sóng nhiều tin, bài, phóng sự, chương trình chuyên đề, các chương trình văn học, nghệ thuật, phim tài liệu, phim truyền hình tuyên truyền về QĐND Việt Nam. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành hướng dẫn đẩy mạnh Phong trào thi đua trong toàn quốc chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phát động đợt thi đua cao điểm “Tự hào truyền thống - Viết tiếp chiến công - xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Bộ Quốc phòng ban hành văn bản gửi các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam”; chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai công tác khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong kháng chiến, trong xây dựng QĐND Việt Nam, xây dựng nền QPTD, bảo vệ Tổ quốc.

Các cơ quan báo chí đặt câu hỏi về các nội dung Tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Các đơn vị cấp trung đoàn trở lên triển khai 1.832 công trình chào mừng kỷ niệm, trị giá hơn 262,6 tỷ đồng, đã hoàn thành 1.424 công trình, còn 408 công trình đang thực hiện. Tổng cục Chính trị QĐND tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài QPTD (đã hoàn thành tháng 10 năm 2023); tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng Lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X, năm 2024 (đã hoàn thành trong Quý III năm 2024). Cục Tuyên huấn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai Kế hoạch tổ chức Triển lãm 80 năm văn hóa, văn học nghệ thuật QĐND Việt Nam tại phố đi bộ Hồ Gươm. Các đoàn văn công, nghệ thuật Quân đội đồng loạt xây dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ bộ đội và Nhân dân; tiêu biểu Nhà hát Chèo Quân đội đã tổ chức biểu diễn 160 buổi; phối hợp ghi hình, phát sóng các vở, trích đoạn chèo hay tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam. Nhà hát Kịch nói Quân đội dàn dựng vở diễn “Vì Tổ quốc”. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Đoàn thực tế sáng tác mỹ thuật, Trại sáng tác điêu khắc (đã hoàn thành tháng 3 năm 2024).

Đại diện các cơ quan liên quan trả lời nội dung Tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân với các cơ quan báo chí

Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2024, triển lãm diễn ra từ ngày 19-22/12/2024 tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội; Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức họp báo thông tin về sự kiện này (dự kiến họp báo ngày 19/11/2024). Cục Kinh tế triển khai Kế hoạch tổ chức Khu trưng bày thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền QPTD với Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam triển khai các kế hoạch Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”; Triển lãm chuyên đề Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và triển lãm lưu động tại tỉnh Cao Bằng. Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD (dự kiến hội thảo ngày 18/12/2024 tại Hà Nội); trong năm 2023 và từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo. Cục Quân huấn triển khai Kế hoạch tổ chức Giao lưu Quân nhạc các nước ASEAN (từ ngày 19-22/12/2024). Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai hỗ trợ kinh phí tu bổ, tôn tạo nơi thờ (tại gia đình) cho 32/34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tổng số tiền là 2,56 tỷ đồng.

Toàn quân triển khai hỗ trợ kinh phí, xây tặng nhà tình nghĩa, “Nhà Đại đoàn kết”, “Nhà Đồng đội”, xóa nhà tạm, nhà dột nát… cho nhân dân các địa phương, tính đến ngày 26/10/2024 là 23.078 ngôi nhà các loại. Bộ Quốc phòng chỉ đạo hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Điện Biên tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, số tiền 120 tỷ đồng; hỗ trợ 10 công trình cho các đơn vị quân đội tham gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, xây dựng công trình dân sinh từ Quỹ vì người nghèo, số tiền là 23,8 tỷ đồng. Hỗ trợ kinh phí Binh đoàn 15 xây tặng 04 nhà Rông văn hóa cho địa phương, số tiền là 12,084 tỷ đồng. Quân khu 1 hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng với tổng mức đầu tư 70,6 tỷ đồng. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị tổ chức Chương trình thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ cấp Trung ương tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi Độc Lập, tỉnh Điện Biên; đang xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình “Hành quân về nguồn” tại tỉnh Cao Bằng.