Hạt Gạo Làng Ta Bài Thơ

Hạt Gạo Làng Ta Bài Thơ

Một trong những khu vực tại làng du lịch Mỹ Khánh khiến du khách, nhất là các bạn nhỏ thích thú đó là dịch vụ cá bú bình. Từ những con hồ nhỏ, khoảnh khắc hàng trăm, hàng ngàn con cá đủ màu sắc rực rỡ nhô ra khỏi mặt nước và tranh nhau bú bình, đã tạo nên một cảnh tượng kỳ thú và đáng yêu vô cùng. Để trải nghiệm, các du khách có thể mua bình sữa đựng thức ăn với giá 10.000đ để tha hồ cho các chú cá nhỏ tụ lại ngay bên chân và tha hồ bú bình.

Gợi ý các địa điểm tham quan gần Khu du lịch Mỹ Khánh

Được biết, nằm gần kề với Điểm du lịch sinh thái Mỹ Khánh có các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Cần Thơ khác như Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, cầu Ông Đề, vườn ca cao Mười Cương và vườn trái cây Chín Hồng. Nếu tranh thủ được thời gian cũng như có thêm trải nghiệm, bạn có thể lần lượt check in các địa điểm này.

Làng du lịch Mỹ Khánh không chỉ là nơi để du khách thả hồn vào các không gian nhà cổ, ăn trái cây no nê hay tham gia vào muôn vàn các hoạt động như tát mương bắt cá, đi cầu khỉ, xem đua lợn, đua chó mà còn có cơ hội được thưởng thức các món ăn đậm đất miền Tây như cá lóc nướng trui, lẩu mắm, cá rô kho tộ, lẩu riêu cua,… Chắc chắn, Mỹ Khánh cũng sẽ là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng của bất kỳ du khách nào.

Tham quan nhà cổ Nam Bộ hơn 100 tuổi

Đến tham quan khu du lịch Mỹ Khánh, du khách sẽ có dịp được đến thăm ngôi nhà cổ hơn 100 tuổi lưu giữ những nét kiến trúc đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ. Địa điểm này đem đến một âm hưởng rất xa xưa, cả về nếp nhà lẫn các văn hóa trong sinh hoạt và cuộc sống đời thường của một không gian đã từng là nơi sinh sống của những tầng lớp có địa vị thời trước. Xung quanh nhà cổ là cả một khu vườn rộng xanh ngát, được chăm chút mỗi ngày để du khách đến đây tha hồ mà dạo mát, ngắm cảnh.

Hội tụ vô vàn các loại hoa xinh đẹp khác nhau và được bố trí một cách tinh tế, vườn hoa Mỹ Khánh cũng thu hút không ít các du khách đổ về đây tham quan. Vào các tháng 11, 12 Âm Lịch gần Tết, hoa được chuyển từ làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) và làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt), với đủ các loại hoa như hồng, lưu ly, cúc, phát tài để dệt nên một thảm hoa khổng lồ xinh đẹp và rực rỡ.

Tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn cho làng du khách Mỹ Khánh là vườn thú, là nơi sinh sống của rất nhiều những loại thú hoang dã. Các con vật và thú ở đây được nuôi trong một khu vực rộng lớn, với mục đích hướng đến là giáo dục, nghiên cứu và bảo tồn sinh vật. Đến với vườn thú, bạn sẽ có dịp tận mắt nhìn thấy sự xuất hiện bất ngờ đến từ các loài động vật hoang dã như khỉ, trăn, công, cò, rái cá,…trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Vào các dịp lễ Tết, làng du lịch Mỹ Khánh sẽ diễn ra các trận tranh tài sôi nổi mà thành viên tham dự là các chú heo, chú voi, thu hút rất đông các du khách đến hò reo, cỗ vũ. Đối với cuộc thi đua heo, để tăng thêm phần kịch tính, các chú heo sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến năm và du khách có thể mua vé dự thưởng và đoán đâu là chú heo thắng cuộc.

Cùng với trận chiến của những chú heo vui nhộn, đua chó địa hình cũng là một môn thể thao giải trí rất được yêu thích và đón đợi tại khu du lịch Mỹ Khánh. Mỗi ngày sẽ có khoảng 4 lượt đua và mỗi lượt sẽ có 5 chú có tranh tài. Mỗi chú chó đều là những vận động viên tài năng, đã được huấn luyện hàng tháng trời thì mới có thể tham gia vào cuộc đua khốc liệt này. Để giành chiến thắng, các chú chó của chúng ta phải trải qua đường đua dài 200m, vượt qua các chướng ngại vật như địa hình nước, núi đá nhân tạo, vườn cây.

Giới thiệu về khu du lịch Mỹ Khánh

Với diện tích thoáng rộng lên đến 300.000m2, Mỹ Khánh có thể nói là khu du lịch lớn nhất Cần Thơ và cũng là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất miền Tây. Nơi đây hội tụ rất nhiều các điểm tham quan đậm chất miền Tây Nam Bộ như các vườn cây ăn trái, các ngôi nhà cổ cho đến các kênh rạch đầy tôm cá.

Vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là các ngày lễ tết, khu du lịch Mỹ Khánh cũng trở nên đông đúc và nhộn nhịp bởi tụ họp rất nhiều các đoàn khách về đây tham quan, vui chơi và ăn uống. Nơi này không chỉ có không gian rộng lớn, tươi tốt để các gia đình có trẻ nhỏ đến vui chơi mà còn thiết kế nhiều trò chơi, hoạt động cho các nhóm bạn trẻ, người lớn đến trải nghiệm.

Có thể nói, khu du lịch Mỹ Khánh Cần Thơ không đơn thuần là một điểm nghỉ dưỡng, vui chơi, trải nghiệm ẩm thực mà còn là một điểm đến du lịch sinh thái. Chắc chắn, với không gian cây xanh tràn ngập mọi nơi, các món ăn dân dã cùng vô vàn các trò chơi dân gian thú vị, đậm chất văn hóa miền Tây Nam Bộ sẽ đem đến cho du khách chuyến đi đầy ý nghĩa và thực sự khó quên.

Sau nhiều năm liên tục giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang giảm lượng, tăng chất, tăng giá bán. Theo đó, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi, dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo đặc sản, gạo hữu cơ, gạo Japonica... Mục tiêu là tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao đời sống cho nông dân trồng lúa.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,02 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng lần lượt 19% và 9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính trung bình 8 tháng đầu năm 2022, giá gạo xuất k hẩu đạt 486,5 USD/tấn, trong cơ cấu chủng loại lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao đứng vị trí hàng đầu. Trước đó, năm 2021, trong tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là hơn 6,2 triệu tấn, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 89%. Năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD, các loại gạo thơm, chất lượng cao chỉ chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu.

Điểm qua các số liệu tiêu biểu cho thấy, trong ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có bước chuyển mình rõ rệt. Điều này xuất phát từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó có tái cơ cấu ngành lúa gạo với hướng điều chỉnh mạnh mẽ, thay đổi quy trình canh tác và tập trung nâng cao chất lượng gạo. Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết, chất lượng gạo xuất khẩu được nâng cao xuất phát từ việc tập trung đẩy mạnh gieo trồng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao. Cụ thể vụ hè thu 2022, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1.493 nghìn ha, thì giống lúa thơm, đặc sản đạt 15,24 %; giống lúa chất lượng cao đạt 68,33%, tăng 20,33% so với cùng kỳ.

Mặt khác, tình hình sử dụng giống xác nhận trong vụ hè thu 2022 cũng đạt tới 77,3%; sử dụng giống nguyên chủng là 0,25%. Cũng trong chương trình thực hiện tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, tập trung ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với các giải pháp thực hiện như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và ICM. Đặc biệt, với việc giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ trên một đơn vị diện tích đã giúp giảm chi phí đầu tư về hạt giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ 2 đến 3 triệu đồng/ha tùy từng vùng sản xuất. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và nguyên chủng cũng giúp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo hàng hóa, chi phí sản xuất giảm đáng kể, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá phân bón và vật tư đầu vào liên tục tăng cao trong thời gian qua.

Ngoài thay đổi về giống lúa thì một trong những “mắt xích” quan trọng trong tái cơ cấu ngành lúa gạo là liên kết, nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ khép kín. Những năm qua, mối liên kết này vẫn được coi là “nút thắt” lớn nhất đối với sản xuất lúa gạo, nên khi được tháo gỡ, đã tạo ra sự biến chuyển nhanh chóng cho ngành hàng lúa gạo cả ở khâu sản xuất và kinh doanh. Một trong những mô hình liên kết nổi bật thời gian qua là sự hình thành các liên hiệp hợp tác xã. Đây là những mô hình điểm về liên kết sản xuất lớn: nông dân vẫn giữ đất canh tác, nhưng phải tuân thủ theo kế hoạch, quy trình sản xuất của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng; doanh nghiệp bảo đảm đầu ra sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo từng bước được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện không chỉ của từng khu vực xuất khẩu mà còn của từng quốc gia xuất khẩu.

Tại thị trường EU, gạo Việt Nam đã bước đầu “đặt nền móng” cho tiến trình xác lập thương hiệu thông qua lượng gạo xuất khẩu tăng dần theo từng năm với giá bán ở mức cao, từ 800 đến hơn 1.000 USD/tấn. Cụ thể, đầu tháng 9 năm 2022, lần đầu tiên sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời được giới thiệu tới người tiêu dùng nước Pháp. Cùng với lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), “cánh cửa” cho gạo Việt xuất sang EU đang rất rộng mở. Bên cạnh đó, tại thị trường Nhật Bản, gạo ST25 mang thương hiệu A An của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long đã vượt qua gần 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để chính thức được nhập khẩu và bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản từ cuối tháng 6 năm nay.

Tới đây, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm gạo chủ lực khác như ST24, ST24 Organic và Japonica sang Nhật Bản.

Còn nhớ cách đây chưa lâu, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin, gạo ST25 của Việt Nam được bầu chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Đó là một thông tin rất vui cho ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam, "hạt ngọc trời” do những người nông dân chân lấm, tay bùn làm ra, không chỉ nuôi sống con người mà còn xuất khẩu đi nước ngoài, mang lại nguồn ngoại tệ về cho Tổ quốc.

Giống như nhiều người tiêu dùng khác, tôi cũng muốn mua mấy ký về ăn thử cho biết thì một anh bạn ở huyện Văn Yên đến chơi và làm quà cho hẳn một bao loại 10kg.

Anh bạn cho biết: "ST là từ viết tắt của Sóc Trăng, đây là loại gạo do đồng bào Sóc Trăng làm ra, còn bao gạo ST này là do người dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên gieo cấy từ giống lúa của đồng bào Sóc Trăng”.

Lời anh bạn đã khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bữa trưa hôm ấy, cơm nấu bằng gạo ST25 ĐC (xin tạm gọi cái tên như vậy), mở vung nồi cơm, mùi hương đã tỏa khắp mấy gian nhà; thực tế, chỉ cần mở bao gạo ra, nhất là khi cơm mới sôi đã thấy mùi thơm ngát.

Khoảng gần một năm sau khi được thưởng thức cơm gạo ST25 đó tôi mới có dịp đến Sóc Trăng, được ăn bát cơm gạo ST25 với cá kèo kho muối tiêu. Tôi nhận ra, dù gạo "ST25 ĐC” không ngon bằng ST chính gốc nhưng độ dẻo, thơm thì hơn hẳn Tám thơm, Chiêm hương, Séng cù... những giống lúa hàng hóa mà dân ta vẫn quen cấy, riêng các giống lúa thuần thì thật sự... không có cửa để so sánh.

Và cuối tháng 6 vừa rồi, tôi quyết định về Đông Cuông để tìm hiểu câu chuyện về sản xuất lúa hàng hóa với giống lúa ST25 đặc sản. Xe qua các khu dân cư sầm uất, những khu rừng xanh mát và những thửa ruộng đã bừa ngấu, dấu hiệu của vụ đông - xuân đã kết thúc, bà con đã chuẩn bị bước vào gieo cấy vụ mùa.

Yên Bái không phải là tỉnh mạnh về sản xuất lúa gạo, nguyên nhân chính là do địa hình có nhiều đồi núi khiến diện tích đất ruộng thấp, manh mún, không bằng phẳng gây khó khăn cho việc cơ giới hóa, chi phí sản xuất cao nên làm lúa mang lại hiệu quả kinh tế rất thấp.

Sau một thời gian tập trung vào việc sử dụng giống lúa thuần (lai Trung Quốc) cho năng suất cao, chất lượng gạo thấp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, đến nay ngành nông nghiệp và các địa phương đã hướng dẫn, khuyến khích bà con chuyển sang sản xuất lúa hàng hóa, với các giống chất lượng cao, tuy năng suất thấp nhưng đổi lại giá bán lại cao hơn hẳn.

Nói như mấy cô bác nông dân thì "Gánh một gánh thóc thơm về bán bằng tiền 3 gánh thóc thường, chuyển sang làm lúa hàng hóa cho đỡ vất vả!”. Và rồi nhiều địa phương như Văn Chấn, Nghĩa Lộ, vùng Đông hồ Thác Bà, Trấn Yên, Văn Yên đã chuyển mạnh sang sản xuất lúa hàng hóa, nhiều xã cấy toàn bộ giống chất lượng cao, xã Đông Cuông là địa phương như vậy.

Xin được nói thêm về xã Đông Cuông, đây là xã có trình độ thâm canh lúa cao nhất của tỉnh Yên Bái. Chắc chắn là như thế vì người dân Văn Yên nói chung, đặc biệt là nông dân xã Đông Cuông rất tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trên địa bàn xã có trại giống lúa từ thời kinh tế hợp tác, có các cán bộ kỹ thuật cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, sẵn sàng cầm tay chỉ việc, mở các lớp tập huấn, đào tạo việc chăm sóc lúa cho bà con để lai tạo và sản xuất thóc giống. Khi chương trình sản xuất lúa hàng hóa được ngành nông nghiệp và UBND huyện Văn Yên triển khai, người dân Đông Cuông đã hồ hởi làm theo.

Miên man suy nghĩ, xe đến thôn Gốc Quân lúc nào không hay. Nhà bạn tôi kia rồi, ngôi nhà cấp 4 khang trang, kiểu cách dưới tán cây ăn quả, hiên nhà khá rộng chất đầy những bao thóc to - minh chứng của một vụ đông xuân thắng lợi.

Sau lời thăm hỏi, chủ đề về sản xuất lúa hàng hóa được tập trung. "Vụ rồi được bao tấn thóc, vẫn cấy ST25 chứ. Vụ tới cơ cấu giống thế nào?” - tôi gợi chuyện. "Được hơn 4 tấn, vụ này cấy nhiều vì thuê thêm ruộng của mấy nhà trong xóm. ST25 giờ không còn cấy nữa, tập trung cấy Chiêm hương thôi!” - giọng anh bạn thủng thẳng, pha chút luyến tiếc.

Rồi anh cho biết thêm, cấy giống ST25 không hề khó, thời gian sinh trưởng, năng suất, mức độ nhiễm sâu bệnh, đặc biệt là năng suất tương đương với giống Chiêm hương, sau 1 vụ khảo nghiệm, nhiều nhà trong thôn, trong xã đã chuyển mạnh sang cấy giống này.

Tuy nhiên mắc ở chỗ, gạo Chiêm hương thì dân mình đã quá quen ăn, trong khi ST25 thì lại quá mới; ngon hơn, đắt hơn nhưng bán lại chậm; thương lái mua nhỏ giọt. Một lý do khác cũng khiến bà con kém mặn mà với ST25, đó là khi xay xát thóc ST25, gạo rất dễ bị đớn (hạt gạo bị vỡ, không còn giữ được nguyên hình) nên mẫu mã xấu.

Những nguyên nhân khiến người dân Đông Cuông từ bỏ ST25 cũng đã được Chủ tịch UBND xã Đông Cuông Nguyễn Thành Nam xác nhận và cho biết thêm: "Nhiều hộ dân ở thôn Sân Bay và thôn Gốc Quân đã cấy 7, 8 sào giống ST25 mỗi vụ vào thời điểm năm 2021; giá bán thóc cũng cao hơn thóc Chiêm hương khoảng hơn 2.000 đồng/kg”.

Vậy là đã rõ, ST25 không phải là khó trồng, không ngon… khiến bà con từ bỏ nó. Còn câu chuyện gạo bị đớn trong khâu xay xát có lẽ không đáng bàn bởi rất nhiều người làm nghề chế biến lương thực (làm dịch vụ xay xát) ở Văn Yên đều xác nhận với phóng viên chỉ là do: "ngại điều chỉnh máy vì hạt gạo ST nhỏ hơn các loại gạo khác”.

Mấu chốt ở đây chính là chúng ta đã không làm thị trường một cách bài bản. Khi diện tích lúa, sản lượng thóc ST25 ở Đông Cuông và cả các địa phương khác đã lớn, đồng nghĩa với việc đã có một nguồn hàng lớn nhưng vẫn chưa có một doanh nghiệp đủ sức gắn bó và đồng hành cùng bà con và thương hiệu ST25 đã có nhưng là của Sóc Trăng chứ không phải ST25 ĐC của Đông Cuông như chúng tôi vẫn gọi đùa.

Trong khi đó, theo tìm hiểu, giá gạo ST25 đặc sản Sóc Trăng chính hãng đang bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee là 290.000/10kg;  một đại lý gạo tại thị xã Nghĩa Lộ đang báo giá bán lẻ gạo ST25 (không rõ cấy tại Nghĩa Lộ hay mang trực tiếp sừ Sóc Trăng ra - PV) là từ 35,5 nghìn đồng/kg đến 38.000 đồng/kg; trong khi giá gạo Tám thơm dao động từ 18,5 ngìn đồng đến 23,2 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh lỗi của nhà quản lý, nhà doanh nghiệp còn một lỗi căn bản, khó khắc phục của nhà nông, nhất là nhà nông Yên Bái đó là... chỉ thích những thứ dễ tính, dễ làm; thiếu sự kiên trì; động khó là bỏ... như vậy thì khó làm ăn lớn, khó đi xa! Thật tiếc!

Tin bài không tồn tại hoặc đã bị xóa bởi quản trị viên

Muốn đủ gạo ăn, nước ta phải có chí ít 3,2 triệu ha đất chuyên canh 2 vụ lúa, diện tích ấy khó giữ được, nếu tiếp tục lấy đi 1%/năm như 10 năm qua. Đã có nhiều chính sách được ban hành, nhiều khẩu hiệu được nêu lên nhưng đất 2 lúa vẫn mất. Và nhãn tiền khi đô thị hóa ào ạt, tương ứng có rất nhiều nông dân nghèo đi không sao cưỡng được. Đã 20 năm Việt Nam xuất khẩu gạo, xếp vị trí số 2 trên thế giới. Hương vị gạo đã đi xa, nhưng có một thực tế vẫn đang diễn ra là: Hạt gạo vẫn bị bóp giá, người làm ra hạt gạo cũng chung số phận; giá thóc, giá gạo vẫn “bập bềnh”, người trồng lúa vẫn thua thiệt.

Nhìn đi phải nhìn lại, nông dân được chăm lo rất nhiều: Đảng có những nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ cũng có nhiều quyết định với mục đích bảo vệ quyền lợi nông dân: Quy định phải mua lúa với mức giá người nông dân có lãi 30% so với giá thành; ứng tiền ưu đãi cho doanh nghiệp mua tạm trữ khi giá lúa thấp; khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân… Tuy nhiên, các cơ quan giúp việc của Chính phủ chưa hoàn toàn sát với thực tế; có nhiều tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội liên quan đến “tam nông”, nhưng vẫn tìm chưa ra “nhạc trưởng”. Trong chuỗi giá trị hạt thóc, hạt gạo, người nông dân là chủ thể nhưng không có quyền định giá!

Có nhiều câu hỏi lớn: Vì sao, nước ta xuất khẩu gạo nhiều thứ 2 thế giới mà nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn quá nghèo? Nông dân Bắc Bộ, nhiều nơi phải nhập khẩu 50 - 60% giống lúa lai của Trung Quốc? Đã 20 năm xuất khẩu, đến nay, gạo Việt Nam vẫn mang thương hiệu nhờ? Việc mua lúa tạm trữ để nông dân có lãi 30%, giá đầu vào đã tính đủ chưa? Sự bất an lớn là 10 năm qua, người trồng lúa thu nhập chỉ tăng gần 3 lần, trong khi, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu nhập tăng đến 90 lần?... Chừng nào tất cả những câu hỏi đó không được trả lời minh bạch và thỏa đáng thì gạo xuất khẩu vẫn bán với giá bèo.

Câu chuyện “lên ngôi” của ngành lúa gạo Việt Nam, đến nay, đã có nhiều “nút thắt” phải tháo gỡ, không thể ngồi chờ… Để người nông dân giàu lên từ hạt thóc rất cần hiệp hội “người trồng lúa”, và Hội Nông dân là thành viên chủ lực tham gia trong chuỗi giá trị của hạt gạo: Từ đất, nước, phân, cần, giống tới việc bán, mua, xuất khẩu,… Trong vai trò ấy, Đảng và Nhà nước cần trao quyền cho Hội Nông dân, đồng thời Hội phải chủ động tập hợp, tổ chức nông dân “đi lên hợp tác, bước ra thị trường; chuyển đổi tư duy từ “khối lượng” – an dân sang “giá trị” - làm giàu.

Bài thơ "Hội Ngộ" để tặng các bạn bè Phan Châu Trinh thân thương.

Với hoài niệm dư âm những ngày vui sum họp 40 năm thật ấm áp và tràn đầy cảm xúc..! Không thể nào quên.!

Và lịch sử cũng đổi thay không ngừng.!

Vạn vật và đời sống vô thường đến chạnh lòng..!

Cuộc đời có bao năm mà hững hờ.!

Không biết rồi đây hội ngộ 45 năm sẽ thế nào!?

Nhưng niềm tin yêu và hi vọng tốt lành luôn đến với tất cả bạn bè chúng ta..!

“Tặng các bạn Phan Châu Trinh – Đà Nẵng

Từ những phương trời  ta về đây

Niềm vui tương ngộ  tháng năm dài

Ngày mai vạn nẻo đường sương gió

Vương vấn hồn ai  thuở mộng đầu.!

Từ những phương trời  ta về đây

Bèo dạt muôn phương  trắng mái đầu.!

Bao người trở lại mái trường xưa.?

Đêm nay hội ngộ  cùng nâng chén

Chưa uống mà say  cả đất trời.!

Năm tháng xanh màu  mộng với mơ

Bâng khuâng bè bạn  tàn đêm trắng

Ngỡ ngàng thấm thoát  đã bao năm.!

Chén rượu Kinh Kha  nào ước hẹn?

Ngày về tái ngộ  mộng tàn phai.!

Khắc khoải niềm riêng  giá lạnh hồn.!

Ngũ Hành chất ngất  buồn non nước

Núi vững kiên cường  chắn biển Đông

Bao mùa giông bão  đá vàng phai.!

Hải Đài* thao thức  sầu Đông Hải

Non nước trời Nam  sóng ngẩng đầu

Những dòng sông hẹn hò  bất khuất

Nước non son sắc  nước non nầy.!

Từ những phương trời  ta về đây

Quê hương muôn thuở  nước Nam nầy

Tương phùng thao thức  trăm năm ấy

Hạnh ngộ tưởng chừng những sát_na.!

Một thời hoa mộng  ngỡ sang ngang.!

Mỹ Khê biển nhớ  vàng trăng lạnh

Mấy thuở đoàn viên  giữa vô thường..!

(*) Vọng Hải Đài  (Ngũ Hành Sơn – ĐN)

Thơ anh Út hào cảm và khí phách của một người Quảng Nam thứ thiệt.

Thơ của Út càng sáng tác càng uyên thâm.

Xem Bài Hát Của Chúng Ta - 14 Tập của Việt Nam có sự tham gia của Trấn Thành, Lương Bích Hữu, Ngọc Anh, Thu Minh, Thanh Hà. Thuộc thể loại: TV show