Đường Trường Sơn Map
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh trail) là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia. Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí trang bị để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Các dự án gần Ngã Tư Lục Quân, Xã Cổ Đông, Thị Xã Sơn Tây
Thảo Viên Resort Thị xã Sơn Tây, Phường Trung Sơn Trầm, Hà Nội
Chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thảo Viên Resort
Nếu Quý khách đang tìm kiếm một khu nghỉ dưỡng chất lượng cao với không gian xanh tươi mát phải báo với thiên nhiên bên cạnh đó phải đảm bảo nằm gần với thành phố Hà Nội để tiện cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc các dịp lễ Tết thì Quý khách có thể cân nhắc đến khu nghỉ dưỡng Thảo Viên
Khu Nhà Ở Đồi Dền Thị xã Sơn Tây, Phường Trung Sơn Trầm, Hà Nội
Chủ đầu tư: CTCP Thương Mại và Xây Dựng Á Châu Vị trí: Ngõ 6 phố Chùa Thông, Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội Loại diện tích: Hiện tại công ty phân phối LK16 của dự án, với các diện tích từ 60-100m2 Hoàn Thành: năm 2012 Giá gốc: 7.5tr/m2 Giá bán: 12,5tr/m2
Hòa Lạc Premier Residence Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Thị xã Sơn Tây, Xã Cổ Đông, Hà Nội
Khu du lịch Đồng Mô là một trong các khu nghỉ dưỡng được thu hút bởi đông đảo du khách trẻ. Nơi đây không chỉ ghi điểm bởi khoảng cách địa lí rất gần mà còn là khung cảnh yên tĩnh mà nó mang lại. Nơi đây là một trong những địa điểm đẹp để người dân chọn làm nơi trốn tránh ánh nắng và khói bụi. Cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng vào cuối tuần dành cho các bạn trẻ.
Làng cổ Đường Lâm Thị xã Sơn Tây, Xã Đường Lâm, Hà Nội
Với khoảng cách so với thành phố Hà Nội là khoảng 44km thì Làng cổ Đường Lâm nằm cực kì gần và khả năng di chuyển cũng dễ dàng, làng cổ Đường Lâm là một địa điểm lí tưởng để mỗi du khách mong muốn tìm một địa điểm vùng quê yên bình và tránh xa khói bụi của Hà Nội.
Elephant’s House Thị xã Sơn Tây, Xã Đường Lâm, Hà Nội
Khu đô thị Thiên Mã Thị xã Sơn Tây, Xã Sơn Đông, Hà Nội
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Xây Dựng và Đầu tư Hoàng Phát
Tomodachi Retreat Sơn Tây Thị xã Sơn Tây, Xã Cổ Đông, Hà Nội
Nhắc tới Homestay đẹp ở Hà Nội thì không thể không nhắc tới Tomodachi Làng Mít. Đây là một trong những Homestay đẹp và nổi tiếng nằm cách Hà Nội chỉ 35 km. Đến đây Quý khách có thể trải nghiệm một không gian vô cùng tươi mát và trong lành bên cạnh đó có thể đem về những bức ảnh check in sống ảo cực kỳ đẹp mắt. Không gian xung quanh ở đây đều là làng mạc vì thế rất yên bình và không hối hả xô bồ như thành phố lớn.
Khu đô thị HUD Sơn Tây Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Thuần Nghệ Green City Thị xã Sơn Tây, Phường Viên Sơn, Hà Nội
Hình ảnh Ngã Tư Lục Quân, xã Cổ Đông, Thị Xã Sơn Tây, Hà Nội
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược vận chuyển binh lực, lương thực và vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Người Mỹ ghi nhận, đây là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20".
Ngày 19/5/1959, Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thành lập, đánh dấu sự khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn. Mạng lưới giao thông quân sự này chạy dọc dãy Trường Sơn, từ miền Bắc qua miền Trung, hạ Lào và Campuchia để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào những năm đầu, việc vận chuyển hàng chi viện được thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ. Trong ảnh là các chiến sĩ của trung đoàn 70 - đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn - đang thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961.
Tuy giữ được bí mật nhưng việc vận chuyển bằng phương pháp thô sơ không đem lại hiệu quả do quãng đường vận tải dài tới 2.000 km. Sau 2 năm như vậy, việc vận tải bắt đầu chuyển sang cơ giới. Trong ảnh, đại đội 128 dân công tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường cơ giới.
Mạng lưới đường cơ giới dần được hình thành lẩn khuất giữa núi rừng Trường Sơn tạo điều kiện cho những đoàn xe quân sự vận chuyển lượng lớn binh lực, lương thực và vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam. Cũng từ đây, lực lượng quân sự Mỹ ra sức đánh phá hệ thống giao thông này bằng bộ binh và không quân, đường Trường Sơn trở thành tuyến lửa - nơi diễn ra cuộc đấu gan, đấu trí ác liệt giữa hai bên.
Để đánh phá tuyến đường này, quân đội Mỹ lập một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là hàng rào điện tử McNamara, để hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc da cam cùng một số loại chất diệt cỏ khác được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá hủy tuyến đường.
Bất chấp bom đạn và chất độc hóa học, những đoàn xe vẫn tiến về miền Nam. Trong ảnh là chiến sĩ của tiểu đoàn công binh 25, binh trạm 31, Bộ tư lệnh 559, đang dẫn đường cho xe quân sự tại ngã ba bắc Siêng Phan đi Xômpêng.
Suốt 16 năm, chiến trường Trường Sơn hứng chịu hơn 4 triệu tấn bom mìn do không quân Mỹ trút xuống. Trên toàn tuyến đường có tới 2.500 trọng điểm đánh phá. Trong ảnh là trọng điểm ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn xe di chuyển qua khu vực dày đặc hố bom.
Đảm bảo sự thông suốt của hệ thống đường Trường Sơn là các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không, hoạt động trong rừng ngay dưới làn bom Mỹ. Trong ảnh là một trạm y tế, nơi các bác sĩ quân y đang điều trị cho bộ đội.
Các nữ thanh niên xung phong tuổi 20 trên chiến trường đường Trường Sơn. Vai trò của lực lượng thanh niên xung phong trong thời gian này thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) và trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (bên phải) trong chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971 - chiến dịch đem lại quyền kiểm soát hoàn toàn trên mặt đất cho Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Trường Sơn. Với sự phát triển của thế trận phòng ngự chủ động, bộ đội Trường Sơn ngày càng làm chủ chiến trường. Với tổng chiều dài hàng chục ngàn km trải dài trên 5 trục dọc, 21 trục ngang... các đoàn xe vận tải có thể dễ dàng xuyên dãy Trường Sơn từ Bắc vào Nam.
Cầu treo bắc qua sông Talê - đường 20, do tiểu đoàn công binh 33 xây dựng. Khi bị không quân Mỹ oanh tạc, cầu được cất giấu tại bờ sông, đến khi yên ắng lại cho dựng lại. Cây cầu tồn tại trong 6 năm, giúp hàng nghìn chuyến xe vượt sông an toàn ra mặt trận.
Đoàn xe vận tải hùng hậu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn, chiến dịch cuối cùng thống nhất hai miền Nam - Bắc. Ngày 3/6/1976, lời tuyên dương công trạng Bộ đội Trường Sơn của Đảng và Nhà nước ghi: "Từ buổi đầu mới thành lập, chỉ lấy gùi, thồ làm chính, vận chuyển trên những con đường nhỏ, hẹp; từ chỗ chỉ hoạt động theo mùa, phục vụ cho từng chiến dịch, bộ đội Trường Sơn đã đem mồ hôi, xương máu, lòng dũng cảm, trí thông minh và tài thao lược, xây dựng nên tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ vĩ đại". Theo văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ, đường Trường Sơn được coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20".
Đoàn xe vận tải hùng hậu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 trên đường Trường Sơn, chiến dịch cuối cùng thống nhất hai miền Nam - Bắc. Ngày 3/6/1976, lời tuyên dương công trạng Bộ đội Trường Sơn của Đảng và Nhà nước ghi: "Từ buổi đầu mới thành lập, chỉ lấy gùi, thồ làm chính, vận chuyển trên những con đường nhỏ, hẹp; từ chỗ chỉ hoạt động theo mùa, phục vụ cho từng chiến dịch, bộ đội Trường Sơn đã đem mồ hôi, xương máu, lòng dũng cảm, trí thông minh và tài thao lược, xây dựng nên tuyến đường chiến lược mang tên Bác Hồ vĩ đại". Theo văn bản lịch sử chính thức của Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ, đường Trường Sơn được coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20".
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã bị bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn. Chiếc xe tải ZIL157 của bộ đội Trường Sơn vận chuyển hàng hóa và bộ đội năm xưa cùng hàng nghìn tư liệu, hiện vật về con đường huyền thoại được lưu trữ trong Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại Km15 - quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.
Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã bị bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn. Chiếc xe tải ZIL157 của bộ đội Trường Sơn vận chuyển hàng hóa và bộ đội năm xưa cùng hàng nghìn tư liệu, hiện vật về con đường huyền thoại được lưu trữ trong Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại Km15 - quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.