Tổng Giám Đốc Và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ai To Hơn

Tổng Giám Đốc Và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ai To Hơn

Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Tổng công ty cổ phần XNK và Xây dựng Việt Nam - VINACONEX (mã chứng khoán VCG) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự. Theo đó:

Trong khi Tổng giám đốc của Vinamilk là người quen thuộc với giới đầu tư thì vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp là người hoàn toàn mới và có xuất thân từ chính khách.

Sau khi tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Hội đồng quản trị CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) đã công bố nghị quyết bầu hai chức danh quan trọng nhất của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2022-2026. Cùng với đó, Hội đồng quản trị VNM cũng phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong nhiệm kỳ mới.

Theo công bố của VNM, ông Nguyễn Hạnh Phúc - thành viên độc lập đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp nhiệm kỳ 2022-2026. Trong khi đó, bà Mai Kiều Liên tiếp tục được Hội đồng quản trị bổ nhiệm tiếp tục giữ vị trí tổng giám đốc cho VNM trong nhiệm kỳ mới.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNM nhiệm kỳ 2022-2026

Ông Nguyễn Hạnh Phúc là gương mặt mới trong Hội đồng quản trị VNM nhiệm kỳ 2022-2026. Trước khi được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp, ông Nguyễn Hạnh Phúc là một chính khách đã nghỉ hưu và không có bất kỳ lợi ích nào liên quan đến VNM và được Hội đồng Quản trị Công ty nhiệm kỳ 2017-2021 giới thiệu vào Hội đồng quản trị VNM nhiệm kỳ 2022-2026.

Cùng với vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNM, ông Nguyễn Hạnh Phúc còn giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân sự của VNM trong nhiệm kỳ 2022-2026, Ủy ban này còn có 3 thành viên khác là bà Mai Kiều Liên, ông Lee Meng Tat và bà Đặng Thị Thu Hà.

Trong khi đó, bên cạnh vị trí Tổng giám đốc của VNM, bà Mai Kiều Liên còn giữ vị trí Chủ tịch ủy ban chiến lược của doanh nghiệp. Vị trí Chủ tịch ủy ban kiểm toán do ông Đỗ Lê Hùng nắm giữ và vị trí Chủ tịch Ủy ban lương thưởng của VNM do bà Tiêu Yến Trinh đứng đầu.

Với việc tiếp tục giữ vị trí Tổng giám đốc của VNM nhiệm kỳ 2022-2026, bà Mai Kiều Liên sẽ nối dài vai trò CEO của mình tại doanh nghiệp này kể từ năm 1992 đến nay.

Ngoài vị trí Tổng giám đốc của VNM, bà Mai Kiều Liên còn đang giữ vị trí lãnh đạo ở hàng loạt doanh nghiệp khác có thể kể đến như Chủ tịch HĐTV, Công Ty TNHH Liên Doanh Thực Phẩm Và Đồ Uống Vibev, Chủ tịch HĐQT, Del Monte - Vinamilk Dairy Philippines, Inc. Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu; Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, Công ty Cổ phần; Thành viên HĐQT, Miraka Holdings Limited. Chủ tịch HĐQT, Lao-Jagro Development Xiengkhuoang Co, Ltd. Thành viên HĐQT, Driftwood Dairy Holding Corporation. Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Thống Nhất Thanh Hóa và Chủ tịch Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam.

Bà Mai Kiều Liên làm Tổng giám đốc của VNM suốt từ năm 1992 đến nay

Hiện bà Mai Kiều Liên đang trực tiếp nắm giữ hơn 6 triệu cổ phiếu của VNM. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, khối tài sản của nữ doanh nhân sinh năm 1953 đang trực tiếp nắm giữ có giá trị gần 475 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch tiếp tục vượt đỉnh doanh thu, lên ngưỡng 64.070 tỷ đồng tương ứng tăng 5% so với "đỉnh" đã đạt được năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế kế hoạch giảm 8% so với thực hiện năm 2021, đạt 9.770 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 1/2022 mới được công bố cho biết doanh thu thuần hợp nhất tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 13.878 tỷ đồng và đạt 21,3% kế hoạch năm.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ là 3.005 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 21,7% trên doanh thu thuần.  Kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.283 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 23,1% kế hoạch năm.

Quy mô tổng tài sản của Vinamilk cuối quý 1/2022 là 52.995 tỷ đồng. Tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn đạt 21.513 tỷ đồng, chiếm 41% tổng tài sản, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.

Tổng nợ vay của Vinamilk là 11.014 tỷ đồng, chiếm chưa tới 21% tổng nguồn vốn và chủ yếu là vay ngắn hạn. Tổng chi phí lãi vay ba tháng đầu năm là 26 tỷ đồng trong khi khoản lãi tiền gửi lên tới 290 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 31/3 là 34.977 tỷ đồng với 6.479 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 4.575 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Cùng là hai đại gia bán vàng hàng đầu tại Việt Nam nhưng lợi nhuận của SJC so với đối thủ PNJ chỉ “mỏng như lá lúa”.

Phạm Quang Thiêm và Đặng Xuân Kiên làm việc với Cơ quan cảnh sát điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều nhà đầu tư - Ảnh: CÔNG AN BẮC GIANG

Ngày 9-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam hai bị can là lãnh đạo Công ty CP Newland Group có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đó là Phạm Quang Thiêm (35 tuổi) - chủ tịch hội đồng quản trị và Đặng Xuân Kiên (31 tuổi) - tổng giám đốc.

Tháng 11-2023, công an nhận đơn tố giác của nhiều nhà đầu tư tại nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nghệ An... tố cáo Thiêm và Kiên huy động vốn của nhiều nhà đầu tư qua ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản. Sau đó, hai bị can không trả tiền theo cam kết, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản,

Cảnh sát điều tra xác định giai đoạn 2019-2022, Phạm Quang Thiêm thành lập 5 công ty khác nhau và giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Các công ty này kinh doanh, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản hoặc quyền sử dụng đất, trong đó hoạt động chính là Công ty CP Newland Group.

Biết Nhà nước cho phép chuyển đổi, phân lô, tách thửa đất trồng cây lâu năm, Thiêm tìm những thửa đất lớn cạnh các khu công nghiệp tại Bắc Giang để phân lô, bán kiếm lời.

Thiếu tiền, Thiêm huy động nhiều nhà đầu tư với số tiền trên 50 tỉ đồng kèm lời hứa lợi nhuận cao 10 - 120%, thời hạn 5 - 30 tháng. Khi có tiền, Thiêm mua đất ở các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang của tỉnh Bắc Giang, sau đó phân lô để bán.

Tuy nhiên khi bán được đất, Thiêm không thanh lý hợp đồng mà chỉ trả lợi nhuận cho một số nhà đầu tư để lấy lòng tin. Sau đó, công ty làm ăn thua lỗ, không thể thanh lý hợp đồng.

Đến tháng 3-2022, Thiêm thành lập Công ty CP Newland Group và thuê Đặng Xuân Kiên đứng ra làm tổng giám đốc để kêu gọi đầu tư góp vốn.

Lúc này cả Thiêm và Kiên đưa ra nhiều thông tin giả với nhà đầu tư về dự án nông trại, nghỉ dưỡng ở các huyện Việt Yên, Lục Ngạn (Bắc Giang) và Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Để tạo uy tín, hai người này tổ chức nhiều sự kiện quảng bá rầm rộ, đưa ra các gói đầu tư kèm ưu đãi hoặc phần trăm hoa hồng cao, thậm chí tặng vàng, đưa nhà đầu tư đến địa điểm được nhắc đến trong dự án.

Sau khi các “con mồi” sập bẫy, Thiêm và Kiên lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xác định từ ngày 15-1-2022 đến 17-1-2023, Phạm Quang Thiêm và Đặng Xuân Kiên ký kết 88 hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản, kêu gọi góp vốn của 73 nhà đầu tư với số tiền trên 33 tỉ đồng.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra mở rộng.

Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị các cá nhân, tổ chức bị hại trong vụ án liên hệ điều tra viên Trần Nam qua số điện thoại 088.661.9591 để được giải quyết theo quy định.

Ngày 9/1, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam để điều tra đối với Phạm Quang Thiêm (SN 1989) và Đặng Xuân Kiên (SN 1993) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 33 tỷ đồng dưới hình thức huy động vốn để đầu tư bất động sản.

Phạm Quang Thiêm (bên trái) và Đặng Xuân Kiên. (Ảnh: Công an Bắc Giang)

Trước đó, tháng 11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang nhận được đơn tố giác của người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An và Hà Nội... tố cáo Phạm Quang Thiêm (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Newland Group) và Đặng Xuân Kiên (Tổng Giám đốc) đã huy động vốn của nhiều nhà đầu tư bằng hình thức ký kết “hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản”, sau đó không trả tiền theo cam kết.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2019 đến năm 2022, Phạm Quang Thiêm thành lập 5 công ty cổ phần khác nhau và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Các công ty này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó hoạt động chính là Công ty Cổ phần Newland Group.

Năm 2019, Thiêm tìm kiếm các thửa đất có diện tích lớn ven các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để phân lô, bán kiếm lời.

Để có tiền đầu tư, Thiêm huy động vốn của nhiều người với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng bằng hình thức ký kết "hợp đồng đầu tư bất động sản” cùng với lời hứa trả lợi nhuận cao 10 - 120% (trong thời hạn từ 5 đến 30 tháng).

Sau khi nhận tiền góp vốn, Thiêm mua một số thửa đất ở các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang..., sau đó phân lô để bán. Tuy nhiên, sau khi bán đất, Thiêm không thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận mà chỉ trả lợi nhuận cho một số nhà đầu tư để lấy lòng tin nhằm tiếp tục kêu gọi góp vốn.

Quá trình hoạt động, do công ty thua lỗ, không còn khả năng thanh lý hợp đồng nên tháng 3/2022, Thiêm tiếp tục thành lập Công ty Cổ phần Newland Group với mục đích tạo vỏ bọc mới để kêu gọi đầu tư và thuê Đặng Xuân Kiên làm người đại diện pháp luật, giữ chức Tổng Giám đốc.

Giai đoạn này, Thiêm và Kiên liên tục đưa ra các thông tin không đúng sự thật với nhà đầu tư, nhân viên, cộng tác viên của công ty về việc đang đầu tư “Dự án nông trại, nghỉ dưỡng” tại địa bàn các huyện Việt Yên, Lục Ngạn và huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Hai người này còn tổ chức quảng bá rầm rộ và đưa ra các gói đầu tư kèm theo ưu đãi, phần trăm hoa hồng cao, tặng vàng cho các nhà đầu tư... Sau khi nhà đầu tư sập bẫy, đối tượng lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước, chi trả các khoản vay và chi têu cá nhân...

Tính đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định từ 15/1/2022 đến 17/1/2023, Phạm Quang Thiêm và Đặng Xuân Kiên đã ký kết tổng số 88 "hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản", kêu gọi góp vốn của 73 nhà đầu tư với tổng số tiền hơn 33 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố và phân công Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Bốn bị can trong vụ án này gồm: Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin), Trần Đức Chính (sinh năm 1976, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin), Trương Văn Tuyến (sinh năm 1950, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin), Phạm Thanh Sơn (sinh năm 1972, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinashin) bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập theo Quyết định số 103/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm Tập đoàn kinh tế Vinashin và Quyết định số 104/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Vinashin trên cơ sở tổ chức lại Cơ quan quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con. Năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin. Khi đó, mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng Thành viên), Trương Văn Tuyển (Tổng Giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền trên, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) nhằm chiếm đoạt số tiền do OceanBank chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng. Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của OceanBank, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank. Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng do các cán bộ của OceanBank chi ngoài lãi suất cho các hợp đồng tiền gửi của Vinashin. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị can chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận, các bị can: Nguyễn Ngọc Sự, Trần Đức Chính, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn phải chịu trách nhiệm hình sự đồng phạm về hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 105 tỷ đồng của OceanBank. Phân tích vai trò thực hiện hành vi vi phạm của từng bị can trong vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xác định bị can Nguyễn Ngọc Sự với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinashin đã đưa ra chủ trương gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank nhằm chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất của OceanBank. Bị can Sự cũng là người đã quyết định giao cho Trần Đức Chính tiếp nhận, quản lý và chi tiêu, sử dụng số tiền này. Bản thân bị can Sự đã trực tiếp ký 12 hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank và chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng. Theo ủy quyền của Trương Văn Tuyến, bị can Trần Đức Chính đã trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch phát sinh tiền gửi tại OceanBank; trực tiếp nhận, quản lý, chi tiêu sử dụng trái nguyên tắc số tiền ngoài lãi suất theo chỉ đạo của Sự, Tuyến, Sơn và chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng.  Với vai trò là Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Vinashin, bị can Trương Văn Tuyến cùng đề xuất chủ trương, trực tiếp chỉ đạo việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank; ký ủy quyền cho Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thực hiện gửi tiền vào OceanBank khi chưa được sự đồng ý của Chính phủ. Bị can Trương Văn Tuyến đã trực tiếp ký 2 hợp đồng/giao dịch tiền gửi, không chỉ đạo hạch toán số tiền ngoài lãi suất vào hệ thống sổ sách kế toán của Vinanshin. Bị can Tuyến cũng là người đề xuất việc chia tiền và chiếm hưởng cá nhân số tiền 3,5 tỷ đồng. Bị can Phạm Thanh Sơn đã đồng thuận chủ trương và thực hiện việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank, trực tiếp ký nhiều hợp đồng/giao dịch gửi tiền vào OceanBank khi không có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Bị can Sơn bị Viện Kiểm sát xác định là đã chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận, 4 bị can: Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến, Trần Đức Chính và Phạm Thanh Sơn phải liên đới bồi thường toàn bộ số tiền hơn 105 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Hiện chỉ có bị can Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến nộp lại số tiền đã chiếm hưởng (Nguyễn Ngọc Sự nộp 5,3 tỷ đồng, Trương Văn Tuyến nộp 3,5 tỷ đồng). Hai bị can Trần Đức Chính và Phạm Thanh Sơn chưa nộp lại số tiền đã chiếm hưởng./. (TTXVN)

Bà Vũ Tuyết Hằng là một doanh nhân người Việt Nam sinh ngày 17/07/1968 tại Nam Đinh. Bà hiện là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl.

Được biết, bà Vũ Tuyết Hằng nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT VIC nhiệm kỳ 2011 – 2015 kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup (VIC). Bà tốt nghiệp Đại học Thương mại và có bằng Cử nhân Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương. Bà Hằng được bổ nhiệm vào HĐQT VIC từ năm 2011 và giữ vị trí Phó Tổng giám đốc từ năm 2010.

Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-EVN ngày 5/7/2021 của HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bà Đỗ Nguyệt Ánh đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV EVNNPC từ ngày 1/8/2021. Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-EVN của HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Tổng Giám đốc được bổ nhiệm vị trí chức danh Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc EVNNPC từ ngày 1/10/2021.

Chủ tịch HĐTV EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh sinh ngày 11/8/1972 đã có hơn 25 năm  kinh nghiệm công tác tại Công ty Điện lực 1 (PC1) nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Bà Ánh đã  trải qua nhiều vị trí công tác và mỗi vị trí đều là cơ hội để bà Ánh trải nghiệm thử thách, trau dồi kiến thức, đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Cách đây 2 năm (tháng 7/2019) bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm và trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của ngành điện.

Ông Nguyễn Đức Thiện, sinh ngày 31/12/1970, có trình độ Thạc sĩ Kỹ thuật điện; Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Kỹ sư hệ thống điện; Kỹ sư kinh tế; cao cấp lý luận chính  trị. Trước khi được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Thiện (từ 25/7/2019 đến 30/9/2021) đã có hơn 29 năm công tác tại cơ sở, từ Sở Điện lực Hải Hương đến Công ty Điện lực Hưng Yên.

Phát biểu tại lễ, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành gửi lời chúc mừng đến hai tân lãnh đạo của EVNNPC. Ông Dương Quang Thành tin tưởng, với mô hình hoạt động HĐTV và Ban Tổng Giám đốc, chức năng quản lý của Chủ tịch HĐTV và chức năng điều hành của Tổng Giám đốc được tách bạc với 2 cá nhân lãnh đạo là Bà Đỗ Nguyệt Ánh và ông Nguyễn Đức Thiện - những người hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ đức và tài của thế hệ 7X, EVNNPC tiếp tục được dẫn dắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao.

Ông Thành cũng đề nghị bà Đỗ Nguyệt Ánh và ông Nguyễn Đức Thiện phát huy tinh thần đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị cũng như tăng cường sức mạnh trí tuệ tập thể, cùng nhau vì một mục đích phấn đấu để xây dựng EVNNPC luôn phát triển bền vững, giữ vị thế là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành Điện lực Việt Nam.

Tối 15/4, thông tin với phóng viên Dân trí, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Ngoài ra, Bộ Công an còn khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Anh Quang (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Đưa hối lộ; Nguyễn Khắc Mẫn (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

Nguyễn Duy Hưng (trái) và Trần Anh Quang (Ảnh: Bộ Công an).

Cũng theo tin từ Bộ Công an, Nguyễn Văn Thạo (Giám đốc) và Đàm Văn Cường (Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang), cùng bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ.

Trong khi đó, Hoàng Thế Du (Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang), bị khởi tố, bắt giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định trên, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An cùng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.

Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa có thông báo số 148/2014/UBTU-DNT, công nhận ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sunhouse, đã được bình chọn trao “Giải thưởng Sao Đỏ - 100 Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014”.

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Xuân Phú, Sunhouse, một nhãn hiệu gia dụng có mặt tại thị trường Việt Nam từ 14 năm trước đây, đã trở thành một thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng gia dụng, điện gia dụng, cáp điện, thiết bị nhà bếp và máy lọc nước R.O thế hệ mới. Với hệ thống nhà máy hiện đại, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới và đội ngũ kỹ sư, chuyên viên có trình độ cao, tất cả các sản phẩm mang thương hiệu Sunhouse đã chiếm lĩnh thị trường đồ gia dụng và điện gia dụng tại Việt Nam và nhiều hơn 18 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ dẫn dắt ngành hàng gia dụng và điện gia dụng tại Việt Nam trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Xuân Phú cũng là hạt nhân nòng cốt đưa Tập đoàn Sunhouse, với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và vững chắc của mình, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam qua việc mở rộng và chiếm lĩnh các lĩnh vực vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, xây dựng, đầu tư và kho vận.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú

Được biết, giải thưởng Doanh nhân trẻ Việt Nam mang tên Sao Đỏ là giải thưởng cao quý do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, bình chọn và tôn vinh những doanh nhân trẻ xuất sắc, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nên kinh tế xã hội đất nước, là tấm gương tiêu biểu cho doanh nhân trẻ và thanh niên noi theo. Giải thưởng Sao Đỏ đã trở thành biểu tượng thành đạt, niềm tự hào của doanh nhân trẻ Việt Nam, được giới doanh nhân và dư luận xã hội đành giá cao.

Lễ trao giải thưởng Sao Đỏ sẽ được tổ chức trọng thể vào lúc 20g00 ngày 30/8/2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG, Vinaconex) vừa có thông báo về việc thay đổi Người đại diện pháp luật và Tổng giám đốc doanh nghiệp.

HĐQT của Vinaconex đã phê duyệt đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đỗ Trọng Quỳnh, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Đông giữ chức vụ trên. HĐQT cũng đã thống nhất thay đổi người đại diện theo pháp luật của Vinaconex từ ông Đỗ Trọng Quỳnh sang ông Nguyễn Xuân Đông.

Ông Nguyễn Xuân Đông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc An Quý Hưng, đơn vị đã mua thành công 57,71% vốn Vinaconex trong phiên đấu giá ngày 22/11. Ông Đông cũng từng có thời gian làm Thành viên HĐQT CTCP Vimeco (công ty con của Vinaconex).

An Quý Hưng được thành lập năm 2001 có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do ông Đông nắm 70% vốn và vợ (Đỗ Thị Thanh) nắm 30% vốn.

Công ty TNHH An Quý Hưng đã trở thành một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp tại khu vực miền bắc Việt Nam, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác với 3 công ty thành viên: công ty công nghệ vật liệu mới, công ty cổ phần truyền thông I-LanD, công ty bất động sản AQH-LAND. Hàng loạt các công trình xây dựng khu công nghiệp được An Quý Hưng thực hiện như cụm công nghiệp Nam Tiến Xuân tại huyện Chương Mỹ, Hà Tây, nhà xưởng cho Tiger beer, Toyotary. Công ty còn sở hữu công ty sản xuất Bê tông AQH999 tại Chương Mỹ và Phùng Xá, Thạch Thất.

Ngày 11/1/2019, Vinaconex sẽ tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường với nội dung chính dự kiến là kiện toàn nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022 và các nội dung khác (nếu có).

Ngày 25/12, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 2200 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel từ ngày 1/1/2022 thay ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu theo chế độ.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2022.

Ông Tào Đức Thắng sinh ngày 15/7/1973, quê Thanh Hóa, trình độ Thạc sỹ Điện tử Viễn thông. Ông Tào Đức Thắng cũng đã có thời gian làm việc tại Bưu điện Hà Nội.

Gia nhập Viettel năm 2005, ông Tào Đức Thắng từng giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thuộc Viettel Telecom, Phó giám đốc Công ty Viettel Telecom và Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel. Từ năm 2014, trên cương vị Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel Global, ông Thắng đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Viettel tại 9 quốc gia thuộc 3 châu lục với vùng phủ tới 175 triệu dân.

BNEWS Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM), ông Nguyễn Hạnh Phúc đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM), ông Nguyễn Hạnh Phúc đã được bầu vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước và đã từng quản lý doanh nghiệp, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã được các thành viên HĐQT tin tưởng bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

Tại Đại hội đồng cổ đông bà Mai Kiều Liên được HĐQT bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2022-2026, tiếp tục dẫn dắt Vinamilk đạt được những thành tựu trong giai đoạn phát triển mới.

Trước đó, Vinamilk đã công bố danh sách 10 ứng viên vào HĐQT. Đáng chú ý, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT của Vinamilk sẽ không góp mặt trong danh sách ứng viên này.

Không chỉ không góp mặt trong danh sách ứng viên HĐQT của Vinamilk mà bà Tâm cũng không có tên trong danh sách HĐQT của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP HCM  (HDBank - HDB) nhiệm kỳ 2022- 2027. Hiện bà Tâm cũng đang làm Chủ tịch HĐQT của HDBank.

Bà Tâm rút khỏi HĐQT thì ông Nguyễn Hạnh Phúc (1959) được HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2017 - 2021 giới thiệu cho vị trí thành viên HĐQT độc lập và đã trúng cử. Hiện HĐQT của Vinamilk đang gồm 10 người.

Về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch tiếp tục vượt đỉnh doanh thu, lên ngưỡng 64.070 tỷ đồng tương ứng tăng 5% so với "đỉnh" đã đạt được năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế kế hoạch giảm 8% so với thực hiện năm 2021, đạt 9.770 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2021, Vinamilk ghi nhận doanh thu đạt 61.012 tỷ đồng; trong đó, doanh thu thuần xuất khẩu đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các công ty con ở nước ngoài đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 10.633 tỷ đồng.

Trong năm 2022, 4 dự án chiến lược của Vinamilk sẽ được thúc đẩy triển khai, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho giai đoạn 5 năm 2022-2026 gồm: dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò, với quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng. Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu, Vinamilk cùng Mộc Châu Milk triển khai tổ hợp dự án gồm: trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu - Sơn La, dự kiến khởi công trong năm 2022.

Dự án tổ hợp nhà máy sữa phía Bắc: Xây dựng một tổ hợp gồm nhà máy sữa và kho hàng quy mô lớn tại phía Bắc để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong dài hạn.

Dự án Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao-Jagro: trang trại số 1 quy mô 8.000 con sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Tiếp tục phát triển các giai đoạn tiếp theo, tăng cường nguồn nguyên liệu sữa tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Vể dài hạn, Vinamilk hướng đến 4 mũi nhọn. Cụ thể, Vinamilk tập trung phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường. Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện. Đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, từ đó nâng cao tính minh bạch và hiệu quả khai thác và đa dạng sinh học của các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác…Triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ tài nguyên nước và đất.

Vinamilk cũng khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp…, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ./.

Ngày 25/12, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 2200 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel từ ngày 1/1/2022 thay ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu theo chế độ.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2022.

Ông Tào Đức Thắng sinh ngày 15/7/1973, quê Thanh Hóa, trình độ Thạc sỹ Điện tử Viễn thông. Ông Tào Đức Thắng cũng đã có thời gian làm việc tại Bưu điện Hà Nội.

Gia nhập Viettel năm 2005, ông Tào Đức Thắng từng giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật thuộc Viettel Telecom, Phó giám đốc Công ty Viettel Telecom và Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel. Từ năm 2014, trên cương vị Tổng giám đốc Tổng Công ty Viettel Global, ông Thắng đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Viettel tại 9 quốc gia thuộc 3 châu lục với vùng phủ tới 175 triệu dân.