Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Đất Là Gì
Ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
Sử dụng năng lượng không bền vững
Sử dụng năng lượng từ các nguồn không bền vững như than đá, dầu mỏ và khí đốt dẫn đến khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí.
Sử dụng các hóa chất độc hại trong công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình, như thuốc trừ sâu, chất làm sạch và hóa chất công nghiệp cũng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Vậy tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? mà lại ảnh hưởng lớn đến con người như vậy?
Ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Sự mất cân bằng sinh học là một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất, khi ô nhiễm có thể làm suy giảm đa dạng sinh học và thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái. Ngoài ra, việc ô nhiễm làm suy giảm chất lượng của nguồn nước, gây ra sự mất mát đáng kể đối với các loài sống trong nước và gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường cũng gây ra sự suy giảm chất lượng không khí, với khí thải từ các nguồn giao thông và công nghiệp là nguyên nhân chính. Sự ô nhiễm không khí không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra sự suy yếu của hệ sinh thái và sự mất mát đa dạng sinh học.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, mà còn gây ra những tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội.
Các biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Việc xác định biểu hiện ô nhiễm môi trường nước sớm sẽ giúp việc khắc phục ô nhiễm dễ dàng hơn. Sau đây là một số biểu hiện dễ nhận biết nhất:
Nguồn nước có hiện tượng đổi màu: biến thành màu xanh lá, nâu hoặc nước bị đục không trong như bình thường.
Nguồn nước xuất hiện những mùi bất thường, khó chịu.
Trên bề mặt nước có những mảnh vụn rác, dầu nhớt, nhiều bọt sủi,...
Việc những bông tảo nở hoa nhiều: bông tảo thường nở hoa khi nhận được nhiều dưỡng chất phốt pho và nitơ những chất có nhiều trong nước thải.
Tình trạng các loại thuỷ sản chết đồng loạt.
Phát hiện những đường ống hoặc mương nhỏ chứa nước xả thải. Đây là biểu hiện xả thải trái phép.
Qua những biểu hiện kể ở trên nếu nghi ngờ môi trường nước đang bị ô nhiễm hãy báo cáo nhanh với những cơ quan có thẩm quyền liên quan ở địa phương bạn nhé. Họ sẽ có phương hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm nước này tốt nhất.
Nâng cao sự tự giác và ý thức của người dân
Hiện tại có rất nhiều rác thải sinh hoạt được xả xuống sông, suối,.... việc nâng cao ý thức cho người dân là việc kiên quyết phải làm đầu tiên trong quá trình giảm ô nhiễm nguồn nước.
Tăng cường các chương trình tuyên truyền, giáo dục, tạo lối sống xanh lành mạnh,sử dụng những sản phẩm có thể tái chế được, dọn vệ sinh và bảo vệ môi trường nước sẽ góp phần giúp cho môi trường nước ngày càng sạch.
Khu vực ô nhiễm môi trường đất được quản lý thế nào?
Quản lý chất lượng môi trường đất được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
- Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.
- Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Cụ thể, việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:
+ Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
+ Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.
+ Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Xử lý chất thải không đúng cách
Sự xử lý chất thải không đúng cách, bao gồm việc đổ chất thải rắn và lỏng vào môi trường mà không qua xử lý hoặc xử lý không đủ.
Thay thế các sản phẩm khó phân hủy bằng những sản phẩm tái chế và hữu cơ
Những sản phẩm tái chế và hữu sẽ giúp giảm tải việc sử dụng những hóa chất độc hại để sản xuất, cũng như giảm bớt lượng rác thải khó phân hủy ra ngoài môi trường.
Áp dụng nông nghiệp xanh vào sản xuất nông nghiệp
Sản xuất theo hệ thống nông nghiệp xanh được xem là một một lối sản xuất mới vững trãi và gần gũi với môi trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng nông nghiệp xanh còn giúp bảo vệ và giảm ô nhiễm nguồn nước. Một số biện pháp dễ dàng khi tiến hành nông nghiệp xanh như:
Thay thế phân bón hóa và các loại hóa chất hóa học bằng những loại phân bón hữu cơ và những loại thuốc nông nghiệp tự nhiên.
Tiến hành những kỹ thuật tưới cây tiết kiệm nước và tái sử dụng lại nước thải trong nông nghiệp.
Trên đây là bài viết chia sẻ về thực trạng và giải pháp của ô nhiễm môi trường nước.Sau bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện và tuyên truyền đến những người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta nhé.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Trong xã hội phát triển ngày nay, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn nạn trên toàn cầu, mang theo những hậu quả nặng nề đến con người và tự nhiên. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp khắc phục để bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự hiện diện của các chất lạ hoặc các yếu tố không mong muốn trong môi trường, gây ra những tác động có hại cho sức khỏe con người, động vật, thực vật và các hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ở nhiều thành phần khác nhau của môi trường như không khí, nước, đất và môi trường sống.
Trong cuộc sống không ngừng phát triển ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường thực sự là một trong những thách thức lớn nhất đối với mọi quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam, mà ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào cũng có nguy cơ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm. Có các loại ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật, và hệ sinh thái:
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng đất bị nhiễm các chất độc hại hoặc các tác nhân gây hại do hoạt động của con người hoặc các yếu tố tự nhiên, dẫn đến sự suy thoái về chất lượng đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và thực vật. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước trong các hệ thống tự nhiên như: sông, hồ, biển và nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại hoặc các tác nhân gây hại thải trực tiếp ra mà không được xử lý nghiêm ngặt, từ đó khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn, bốc mùi và vô cùng độc hại. Điều này làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật, thực vật và toàn bộ hệ sinh thái nước bị suy giảm, mất cân bằng tự nhiên.
Do khói và chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp và giao thông với tần suất lớn và dày đặc khiến không khí bị ô nhiễm, đôi khi đạt mức báo động đỏ.
Phát ra từ các nguồn như phương tiện giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng, cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Được gây ra bởi sự quá tải của quảng cáo, các công trình xây dựng hoặc các nguồn khác cản trở tầm nhìn, làm giảm vẻ đẹp tự nhiên và cảnh quan của môi trường sống.
Có thể xuất phát từ các nguồn như lò vi sóng, các nguồn nhiệt từ công nghiệp và giao thông, gây ra hiện tượng đô thị nóng và ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Do ánh sáng quá mức từ đèn đường, cơ sở công nghiệp, quảng cáo hoặc các thiết bị gia dụng cũng có tác động xấu đến chu kỳ sinh học của động và thực vật, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hướng dẫn phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất như sau:
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
- Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Ô nhiễm do hoạt động sản xuất trong nông nghiệp
Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước do nông nghiệp phải kể đến đầu tiên đó là việc xả thải trực tiếp thức ăn thừa, những chất thải của động vật,.... thải trực tiếp ra môi trường nước.
Ngoài ra, còn quá trình trồng trọt sử dụng quá liều thuốc sâu, các chất bảo vệ thực vật,... quá mức nhà sản xuất quy định. Dẫn đến việc những hóa chất dư ngấm vào đất, ngấm vào nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đến từ những chất thải công nghiệp, nông nghiệp, cũng như rác thải sinh hoạt.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước diễn ra nặng nề nhất ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Dẫn chứng thực tế về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì:
Tính riêng ở Hà Nội đã có 350.000 - 400.000 m3 lượng nước thải và 1.000 m3 rác thải bị thải trực tiếp ra sông ngòi hàng ngày và chỉ có 10% trong số đó đã qua xử lý.
Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh đơn cử như khu công nghiệp Thành Lương mỗi ngày có đến 500.000 m3 nước thải được thải ra.
Theo thống kê của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường những năm gần đây thì có đến 17 triệu người sống tại Việt Nam đang sử dụng nguồn nước không an toàn chưa được xử lý như nước mưa, nước ngầm,...
Mỗi năm nước ta có đến gần 9.000 người từ vong và khoảng 20.000 người phát hiện mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước gây ra. Có đến 21% người dân Việt Nam đang phải dùng nguồn nước nhiễm Asen một hoạt chất có thể gây ung thư đây là thực trạng đáng lo ngại.