Sư Phạm Văn Học Trường Nào Ở Hà Nội
Sư phạm Ngữ văn là ngành học dành cho các bạn trẻ có tâm hồn văn chương và yêu thích nghiệp sư phạm. Ngành học này thú vị ra sao? Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường như thế nào? Những thắc mắc này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài review ngành Sư phạm Ngữ Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) dưới đây nhé.
Giới thiệu ngành Sư phạm Ngữ Văn
Sư phạm Ngữ văn là một trong những ngành cốt cán được đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngay từ những ngày đầu thành lập. Ngành này tuyển sinh theo tổ hợp môn thi các khối C00, D01, D02, D03. Điểm chuẩn đầu vào của ngành học này cũng luôn thuộc top cao của trường, nên các bạn cần chuẩn bị hành trang kiến thức thật kỹ lưỡng khi quyết định chọn theo học ngành Sư phạm Ngữ văn nhé.
Ngành Sư phạm Ngữ văn sẽ đào tạo đội ngũ giáo viên trình độ đại học có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các loại hình trường phổ thông từ đại trà, trường chuyên, trường chất lượng cao đến cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Các bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng để có thể đáp ứng tốt cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ của đất nước.
Sinh viên theo học ngành này phải là những người thực sự yêu văn học, có kiến thức và khả năng đánh giá, nhận định sâu sắc về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các bạn sẽ cần có kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin nói và viết thật tốt, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm nhanh nhạy…
Cơ hội việc làm khi ra trường ngành Sư phạm Ngữ văn
Nhiều bạn thường nghĩ học ngành Sư phạm Ngữ văn sẽ chỉ bó hẹp với phạm vi công việc là đi dạy học. Nhưng thực chất đây là một ngành học có việc làm khá đa dạng, các bạn cư nhân ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị khác nhau.
– Giảng viên, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học. Công việc này chiếm phần đa trong những việc làm sinh viên Sư phạm Ngữ văn sẽ chọn theo sau khi ra trường.
– Cán bộ phụ trách môn Ngữ văn tại các phòng/sở Giáo dục và Đào tạo từ cấp Trung ương đến địa phương.
– Nhà nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ… trên cả nước. Công việc này đòi hỏi bạn có kiến thức sâu rộng về ngành học cũng như khả năng đánh giá tính nghệ thuật trong văn học cao.
– Biên tập viên, phóng viên tại các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông. Có lẽ các bạn nghĩ rằng học sư phạm thì không thể làm báo nhưng thực chất rất nhiều sinh viên tốt nghiệp theo ngành báo chí và thành công đó nhé.
– Cán bộ công tác chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội chính phủ và phi chính phủ,…
Thông qua bài review về ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội, các bạn đã hiểu về ngành học này hơn rồi đúng không nào. Mong rằng với những thông tin thiết thực trên sẽ giúp các bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với mình.
Ngày 21/11/2024, Trường ĐHSP Hà Nội ban hành Thông báo số 1899/TB-ĐHSPHN về Kỳ thi SPT - Kỳ thi...
27/11/2024 10:02:47 4638
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2023 theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ngày 6/5, hơn 4.600 thí sinh đã tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức, với các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được nhiều tổ hợp môn nhằm xét tuyển vào các ngành đào tạo khác nhau, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi Tiếng Anh vào cả hai ca sáng, chiều và đồng thời xây dựng 2 bài thi tiếng Anh ở ca sáng và ca chiều là tương đương.
Mỗi bài thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đều có phần trắc nghiệm và phần tự luận. Ban đề thi đã trộn ngẫu nhiên thứ tự các câu hỏi trắc nghiệm cũng như thứ tự các phương án lựa chọn (A, B, C, D), tạo thành 4 mã đề/bài thi. Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm và đáp án đúng tương ứng là giống nhau đối với mọi mã đề. Câu hỏi tự luận luôn ở cuối bài thi và như nhau đối với mọi mã đề. Do đó, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ công bố 1 mã đề/bài thi.
Dựa trên các đề thi và đáp án, thí sinh có thể tra cứu câu hỏi, đáp án tương ứng và tự đánh giá kết quả làm bài của mình:
- Bài thi Đánh giá năng lực Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 (ca Sáng): Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 (ca Chiều): Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Vật lí của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Hóa học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Sinh học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
- Bài thi Đánh giá năng lực Địa lí của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023: Đề thi và Đáp án.
Sáng nay, 6/5, các thí sinh bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhiều thí sinh đến trường thi từ sáng sớm, ăn vội, tranh thủ ôn bài trước phòng thi.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ Văn của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE)
Sinh viên theo học ngành Sư phạm Ngữ Văn sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục, cũng như rèn luyện các kỹ năng tư duy, các phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm… Dưới sự dẫn dắt của những giảng viên có học vị cao và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề giáo.
Thời gian đào tạo chính quy của ngành này là 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân Sư phạm Ngữ văn và có thể tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
Trong chương trình đào tạo của ngành các bạn sẽ được học những học phần nổi bật như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, Sử thi dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Văn học dân gian Việt Nam, Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam, Nguyễn Du trong tiến trình văn học Việt Nam, Dẫn luận ngôn ngữ học và Ngữ âm học tiếng Việt, Lịch sử phương pháp dạy học Ngữ văn, Hoạt động giao tiếp và thực hành văn bản tiếng Việt, Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm, Những vấn đề phê bình văn học Việt Nam, Thơ Pháp và những vấn đề lí luận, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Tiếng Việt trong nhà trường…
Sinh viên khoa Ngữ văn (HNUE) đi tham quan thực tế những địa danh nổi tiếng
Đồng thời, các bạn sẽ được tham gia các đợt thực tập tại các trường học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng sẽ được tham gia các chuyến đi thực tế đến các địa danh, di tích… để tham quan và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến ngành học rất bổ ích và thú vị. Cùng rất nhiều hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, văn nghệ, thể thao…