Giá Tính Thuế Gtgt Đối Với Hàng Xuất Khẩu
KINH DOANH CHUYỂN KHẨU HÀNG HOÁ
/ Đối tượng được phép kinh doanh chuyển khẩu
- Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
- Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
- Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(Điều 18 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
/ Điều kiện kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá
- Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
- Thương nhân chỉ phải làm thủ tục chuyển khẩu tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
- Hàng hóa chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
(Điều 43 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14)
/ Thuế suất thuế GTGT hàng chuyển khẩu
Mặt hàng chuyển khẩu thuộc đối tượng "Không chịu thuế" theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC
(Khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)
Xem thêm tại: https://dailythuetrongdat.com/
Giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Nam. Trong quá trình công tác, một số vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ là giá nào? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào?
Ngày 31/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Theo đó, giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 17 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế = Số tiền phải thu : (1+ thuế suất)
Ví dụ 44: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.
Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng : (1+10%) = 100 triệu đồng
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ cầm đồ. Để nắm rõ nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC.
/ Các mặt hàng cấm kinh doanh chuyển khẩu
Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh chuyển khẩu
Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic.
Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.
(Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.)
Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant).
Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.70 đến 84.72.
Ắc quy điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).
Bằng axit-chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng)
Ắc quy axit - chì khác (đã qua sử dụng)
Ghi chú: -Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
- Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
(Phụ lục VI Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
/ Hoá đơn chứng từ kinh doanh hàng chuyển khẩu
- Hồ sơ mua hàng: Hợp đồng mua, Invoice theo thông lệ quốc tế, Chứng từ thanh toán và các giấy tờ tài liệu có liên quan khác
- Hồ sơ bán hàng: Hợp đồng bán, Invoice theo thông lệ quốc tế, Hoá đơn GTGT đầu ra xuất tại thời điểm giao hàng, Chứng từ thanh toán và các giấy tờ tài liệu có liên quan khác
(Lưu ý: Bắt buộc phải xuất hoá đơn GTGT khi bán hàng theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)