Đất Rừng Phương Nam Bản Điện Ảnh Full

Đất Rừng Phương Nam Bản Điện Ảnh Full

Khi đến khu du lịch phương nam Cần Giờ, bạn không chỉ có thể nghỉ dưỡng tại resort mà còn có thể khám phá các điểm tham quan và hoạt động du lịch hấp dẫn tại khu vực này. Một số gợi ý hay ho cho bạn đây:

Chào Ngọc, cơ duyên nào đưa bạn đến với vai Xinh trong phim Đất rừng Phương Nam?

Mình tình cờ thấy poster tuyển vai bé Xinh trên mạng. Khi đó , mình cũng lên TP.HCM đi hát, tiện đường ghé casting thử và may mắn đậu vào vòng trong.

Phim yêu cầu bé Xinh phải biết hát ca cổ, dân ca, cải lương, múa đao, bắt cá, trèo cây… khá là khó.

Chú đạo diễn cũng nói mình hơi tròn trịa so với vai, vì thế mình quyết tâm giảm cân bằng cách tập thể dục, bơi lội… Kết quả, mình giảm 2kg trong 1 tuần, vừa vặn với vai diễn.

Bảo Ngọc tập bắt cá ngoài đời - Ảnh: NVCC

Ngọc tự nhận mình giống bao nhiêu phần trăm với vai diễn nhỉ?

Hi hi… Thật ra bé Xinh rất giống mình ngoài đời. Bạn ấy hồn nhiên, mạnh mẽ, hầu như mình không cần diễn nhiều, vì tính cách cũng y chang bé Xinh rồi!

Khó khăn của Ngọc khi hóa thân bé Xinh là gì?

Đó chính là cảnh cưỡi trâu. Mỗi khi thấy con trâu nhìn chằm chằm là mình hoảng rồi, cứ lo bị trâu húc.

Nhiều bạn hỏi, Bảo Ngọc ở Cần Thơ sao không biết trâu. Thực ra, từ nhỏ đến lớn mình ở thành phố, chưa từng cưỡi trâu lần nào. Trong quá trình casting, mẹ thuê cho mình trâu để tập cưỡi vào ban đêm. Bị té mấy lần, mình sợ lắm nhưng vẫn cố gắng hết sức để luyện tập.

Trong phim, mình là người cưỡi con trâu bự nhất, trong khi chân ngắn nhất. Khi cưỡi, do trơn trượt, mình cứ ngã hoài. Chưa kể, mình còn bị sừng trâu đập vào đầu nữa.

Mình khóc quá trời làm các cô chú động viên, dỗ mãi mới chịu nín. Cuối cùng, vai diễn cũng hoàn thành. Các bạn thấy mình cưỡi trâu trong phim giỏi không nè?

Bé Xinh cưỡi trâu trong phim - Ảnh: NVCC

Kỷ niệm nào khiến Ngọc cảm thấy nhớ nhất?

Trong phim, mình diễn cùng anh Hạo Khang (vai An) và Kỳ Phong (vai Cò). Hai anh là con trai nên hiếu động, thích chọc phá nhau.

Lúc cả hai chơi ném bùn với nhau, mình không quan tâm, ấy thế mà cục bùn to nhất lại đáp ngay trên đầu.

Trong khi đó, hai “thủ phạm” lại đứng cười nắc nẻ nhìn mình mếu máo. Dù thế, có những lúc hai anh rất dễ thương, tụi mình thân như anh em trong nhà vậy đó.

Ngọc rất thích làm đồ handmade - Ảnh: NVCC

Mình thích nhất là ca hát. Ngày nào mình cũng ôm đàn hát đến tối mịt. Năm 3 tuổi rưỡi, mình học vẽ, nhảy ở nhà thiếu nhi.

Mình rất thích lớp thanh nhạc nhưng còn nhỏ quá thầy cô chưa dám nhận nên 4 tuổi, mình mới được học. Càng học, mình càng mê.

Bên cạnh đó, mình còn học đờn ca tài tử, hát dân ca… Ngoài ra, mình biết hát cải lương Hồ Quảng, đánh đàn bầu, guitar, piano…

Mình từng thi Giọng hát Việt nhí, Hãy nghe tôi hát nhí, Gương mặt thân quen… và sở hữu nhiều MV ca nhạc thiếu nhi.

Ngọc trong phòng thu! - Ảnh: NVCC

Đi diễn nhiều có ảnh hưởng đến việc học của bạn không?

Vì sinh sống ở Cần Thơ, mình di chuyển liên tục từ quê lên TP.HCM để tập luyện cho vai diễn hay đi hát.

Suốt mấy tháng trời, ban ngày mình đi học, ban đêm mình cùng mẹ bắt xe đò lên TP.HCM. Trên xe, mình tranh thủ ngủ dưỡng sức.

Khi rảnh rỗi, mình lấy tập vở học bài, làm bài tập ngay. Bài nào không hiểu, mình hỏi thầy cô, bạn bè liền.

Nhờ vậy, mình luôn giữ thành tích học tập tốt: 5 năm Tiểu học đều đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc, lớp 6 tuy khó hơn nhưng mình vẫn theo kịp các bạn.

Bật mí bạn chút xíu là mình cực kỳ thích đi du lịch. Đóng phim là cách để mình được đi chơi nhiều nơi, lên TP.HCM mình quen được nhiều bạn mới, học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống người dân nơi đây.

Vì thế, mình nghĩ đi diễn nhiều không hề ảnh hưởng đến việc học chút nào, trái lại mình còn học được nhiều hơn nữa đó!

Ngọc cùng em quay clip làm bánh mì mini - Ảnh: NVCC

Ngoài hát hò, đóng phim, Ngọc còn tài lẻ nào khác?

Mình thích nấu ăn, mê vẽ vời, làm đồ handmade. Từ nhỏ, mình đã được mẹ dạy nấu các món dân dã như lẩu mắm, lẩu riêu cua đồng, ốc nướng tiêu, gỏi gà, bánh canh tôm, bánh xèo… Không có ba mẹ ở nhà, mình vẫn có thể nấu ăn ro ro. Mình còn lập kênh YouTube để truyền niềm đam mê cho các bạn.

Điện ảnh Nhật Bản được xem là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Nhật Bản. Trong suốt hơn 100 năm qua kể từ ngày ra đời (20/6/1899), điện ảnh Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn luôn có những tác phẩm đặc sắc và những thế mạnh riêng, trong đó phải kể tới các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, hay anime.

Hai bộ phim đầu tiên được làm tại Nhật Bản là Bake Jizo và Shinin no sosei, đều được thực hiện năm 1898. Bộ phim tài liệu đầu tiên, Geisha no teodori được làm tháng 6 năm 1899.

Điểm khác biệt của các bộ phim câm Nhật Bản so với các nền điện ảnh khác là bên cạnh đội ngũ tạo âm thanh và nhạc phim tại rạp chiếu, còn có sự xuất hiện của các benshi, những người dẫn chuyện có nhiệm vụ đọc lời thoại và các đoạn tường thuật cần thiết. Ngôi sao điện ảnh Nhật Bản đầu tiên là một diễn viên kịch kabuki tên là Onoe Matsunosuke, ông này đã tham gia đóng hơn 1000 bộ phim (chủ yếu là phim ngắn) trong khoảng thời gian từ 1909 đến 1926. Onoe và đạo diễn Makino Shozo là những người có công phổ biến thể loại jidaigeki (những bộ phim lịch sử lấy bối cảnh Nhật Bản thời Edo) với công chúng Nhật. Nữ diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp đầu tiên của công nghiệp điện ảnh nước này là Takagi Tokuko Nagai, bà đã xuất hiện trong 4 bộ phim của hãng phim do Hoa Kỳ đầu tư Thanhouser Company thực hiện từ năm 1911 đến năm 1914[. Trong giai đoạn này, có một số bộ phim câm đáng chú ý được sản xuất, đặc biệt là những tác phẩm của đạo diễn Mizoguchi Kenji, tuy vậy đa số đã bị phá hủy trong Trận động đất Kantō năm 1923 và sau đó là trong những cuộc không kích suốt Thế chiến thứ hai của quân đội Đồng Minh xuống Nhật Bản.

Trong thập niên 1930, trong khi các bộ phim câm tiếp tục được sản xuất với số lượng lớn thì các bộ phim có tiếng cũng bắt đầu xuất hiện. Các bộ phim có tiếng đáng chú ý thời kì này là ba tác phẩm của Kenji Mizoguchi, Gion no shimai (1936), Naniwa erejii (1936) và Zangiku monogatari (1939). Ngoài ra còn có thể kể đến Ninjo kami fusen (1937) của đạo diễn Yamanaka Sadao hay Tsuma Yo Bara No Yoni (1935) của Naruse Mikio, bộ phim Nhật đầu tiên được phát hành rộng rãi tại Mỹ.

Một cảnh trong phim Gion no shimai năm 1936

Cuối những năm 1930, sự kiểm soát của chính quyền đối với công nghiệp điện ảnh càng bị siết chặt, các bộ phim bị kiểm duyệt kĩ lưỡng đặc biệt là các tác phẩm có xu hướng thiên tả như phim của Daisuke Ito. Và Khi Thế chiến thứ hai nổ ra thì ngành điện ảnh Nhật Bản lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Tuy vậy đây lại là giai đoạn chứng kiến sự xuất hiện của một trong những nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại nhất của Nhật Bản, đạo diễn huyền thoại Kurosawa Akira, ông thực hiện bộ phim đầu tay, Sanshiro Sugata vào năm 1943.

Thập niên 1950 chứng kiến giai đoạn phát triển đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với ba tác phẩm vào hàng kinh điển của điện ảnh thế giới, đó là Rashomon (1950), Bảy Samurai (1954), cả hai đều do Kurosawa thực hiện, và bộ phim của đạo diễn Ozu Yasujiro, Tokyo monogatari (1953). Riêng Rashomon của Kurosawa Akira đã mang về cho Nhật Bản Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất đầu tiên và đem lại cho ngôi sao điện ảnh lớn của Nhật sau này là Mifune Toshiro vai diễn đột phá. Trong thập niên này điện ảnh Nhật Bản còn có hai giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài khác, đó là Jigokumon (1954) của đạo diễn Kinugasa Teinosuke và Miyamoto Musashi (1955) của đạo diễn Inagaki Hiroshi.

Năm 1954, đạo diễn Honda Ishirō giới thiệu bộ phim khoa học viễn tưởng Gojira, một tác phẩm có nội dung chống chiến tranh thông qua câu chuyện của một con thú biến thành quái vật do vũ khí hạt nhân. Godzilla đã nhanh chóng phổ biến ở các nước phương Tây và trở thành một biểu tượng quốc tế của Nhật Bản, nó cũng mở đầu cho dòng phim rất đặc trưng của điện ảnh nước này, dòng phim kaiju (phim quái vật).

Điện ảnh Nhật Bản tiếp tục có những bộ phim xuất sắc trong thập niên 1960, trong đó phải kể tới tác phẩm kinh điển Yojimbo (1961) của Kurosawa Akira. Năm 1967 đạo diễn Suzuki Seijun thực hiện bộ phim siêu thực về yakuza (các tổ chức tội phạm có tổ chức ở Nhật) có tên Koroshi no rakuin , tuy không được đánh giá cao ở thời điểm ra đời nhưng về sau đây được coi là bộ phim hình sự kinh điển, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều đạo diễn nổi tiếng như Ngô Vũ Sâm, Park Chan-wook hay Quentin Tarantino.

Bên cạnh các bộ phim có đề tài quen thuộc, các đạo diễn thuộc thế hệ Làn sóng mới Nhật Bản như Nagisa Oshima, Kaneto Shindo, Susumu Hani và Shohei Imamura cũng cho ra đời các bộ phim có tính sáng tạo cao như Seishun Zankoku Monogatari (1960), Nihon no yoru to kiri (1960) hay Koshikei (1968).

Năm 1964 đạo diễn Teshigahara Hiroshi cho ra đời bộ phim đáng nhớ Suna no onna tác phẩm này đã giành giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo (Prix du Jury) trong Liên hoan phim Cannes và giúp Teshigahara trở thành người châu Á đầu tiên được đề cử giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Giải Oscar. Một bộ phim Nhật Bản khác cũng giành giải thưởng của ban giám khảo trong Liên hoan phim Cannes là Kaidan (1965) của đạo diễn Kobayashi Masaki.

Một dòng điện ảnh mới, dòng phim pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ, vẫn được coi là phim điện ảnh) bắt đầu phát triển ở Nhật từ đầu thập niên 1970, đặc biệt là sau sự ra đời của bộ phim gây nhiều tranh cãi Ai no Korīda (1976), một tác phẩm nói về vụ án Sada Abe gây tiếng vang trong xã hội Nhật những năm trước chiến tranh. Bộ phim này tuy là được coi là phim điện ảnh nhưng đã vượt qua giới hạn kiểm duyệt thông thường khi quay trực tiếp những cảnh quan hệ tình dục thật của hai diễn viên, kết quả là phim phải thực hiện dưới danh nghĩa do một công ty điện ảnh Pháp đầu tư và sau khi ra đời nó cũng chưa bao giờ được chiếu bản đầy đủ ở chính Nhật Bản.

Trong thập niên này, đạo diễn Fukasaku Kinji cũng hoàn thành loạt phim nổi tiếng về đề tài yakuza, Jingi naki tatakai, loạt phim này đã cực kì thành công về cả nghệ thuật và thương mại, chúng được coi là những phim tội phạm kinh điển của điện ảnh Nhật Bản, hay “Bố già” Nhật Bản.

Vốn là đất nước hàng đầu thế giới về nghệ thuật truyện tranh, nhưng phải chờ đến thập niên 1980 các bộ phim hoạt hình Nhật Bản (anime) mới bắt đầu gây tiếng vang ở thị trường điện ảnh trong nước và thế giới. Năm 1984, đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Miyazaki Hayao thực hiện bộ phim Kaze no Tani no Naushika năm 1984 mở đầu cho loạt phim hoạt hình nổi tiếng của ông sau này. Thành công của Naushika được nối tiếp bằng bộ phim Akira (1988) của Otomo Katsuhiro, tác phẩm này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của phim hoạt hình Nhật cả về kĩ thuật thực hiện và đề tài khi phản ánh các vấn đề xã hội và thời sự đáng quan tâm lúc đó, Akira cho đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể loại phim hoạt hình của điện ảnh thế giới. Cùng năm này, đạo diễn Takahata Isao cũng cho ra đời bộ phim hoạt hình phản chiến nổi tiếng Mộ đom đóm, Mộ đom đóm được nhiều nhà phê bình phim nổi tiếng, trong đó coi Roger Ebert coi là một trong những bộ phim phản chiến hay nhất đã từng được thực hiện. Sự phát triển của phim hoạt hình cũng dẫn đến sự phát triển của các Seiyū, các diễn viên lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình, nhiều người trong số này đã trở nên nổi tiếng hoặc trở thành diễn viên thực sự như Ōtsuka Chikao.

Cũng trong những năm 1980, điện ảnh Nhật Bản đã tiếp tục truyền thống thắng lợi tại các giải thưởng điện ảnh uy tín với 2 giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes cho các phim Kagemusha (1980) của Kurosawa và Narayama bushiko (1983) của Imamura Shohei. Shohei sau này còn giành thêm một giải Cành cọ vàng khác cho bộ phim Unagi (1997) và là 1 trong số ít ỏi 4 đạo diễn từng có 2 phim chiến thắng tại hạng mục quan trọng nhất ở Liên hoan phim Cannes (cùng Francis Ford Coppola, Alf Sjöberg và Bille August).

Thập niên 1990 và 2000 cũng là giai đoạn thành công nhất của hoạt hình Nhật Bản khi Miyazaki Hayao liên tục cho ra đời các tác phẩm thành công cả về mặt nghệ thuật và thương mại, trong đó đáng kể nhất là Công chúa Mononoke (1997) và Sen to Chihiro no Kamikakushi (2001), hai bộ phim hoạt hình đầu tiên phá kỉ lục doanh thu tại thị trường điện ảnh Nhật Bản. Sen to Chihiro cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên giành giải Phim hoạt hình hay nhất tại Giải Oscar. Bên cạnh Miyazaki còn phải kể tới một loạt đạo diễn anime thành công khác như Oshii Mamoru với Kōkaku Kidōtai (1995) hay Kon Satoshi với Perfect Blue (1997), Sennen Joyū (2001) và Tōkyō Goddofāzāzu (2003).

Những năm cuối thế kỉ 20 cũng chứng kiến sự bùng nổ của cơn sốt phim kinh dị Nhật (J-Horror) trên toàn thế giới với những bộ phim nổi tiếng như Ringu (1998), Ju-on (1998), Kairo (2001) và Yogen (2004). Tất cả các bộ phim này đều đã được Hollywood hoặc điện ảnh Hàn Quốc làm lại, thậm chí đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng Nakata Hideo còn được mời sang Mỹ để đích thân làm lại phiên bản Hollywood cho bộ phim của ông.

Diễn viên Hùng Thuận, 41 tuổi, nổi tiếng vai bé An trong "Đất phương Nam", nói hạnh phúc bên bạn gái sau 10 năm ly hôn.

Hùng Thuận cho biết bạn gái anh tên Tuệ Tâm, làm kinh doanh tự do. Thời gian qua, cả hai đồng hành trong nhiều công việc. "Hiện tôi chưa muốn chia sẻ nhiều về mối quan hệ để không ảnh hưởng đến bạn gái cũng như cuộc sống riêng", diễn viên nói.

Anh bắt đầu cởi mở về chuyện yêu đương từ tháng 3 khi thay đổi trạng thái trên Facebook từ độc thân sang hẹn hò. Tuệ Tâm cũng thoải mái cập nhật công việc của bạn trai.

Với Hùng Thuận, chuyện tình cảm là duyên số. Trước đây, anh khó mở lòng vì vướng bận nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi tìm được người phù hợp, anh sẵn sàng cho bản thân cơ hội. Nhiều đồng nghiệp như Kha Ly, Hiền Trang, Minh Thư gửi lời chúc mừng, nói mong sớm nhận được thiệp cưới của anh.

Phong cách doanh nhân của Hùng Thuận trong bộ ảnh 2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hùng Thuận kết hôn nhưng chia tay năm 2014, có chung một con trai, hiện 14 tuổi. Sau đó, anh trải qua vài mối tình khác nhưng đều không đi đến kết thúc đẹp.

Diễn viên nói: "Tôi nhận mình là kẻ thất bại, lận đận trong tình duyên. Đứng trước nhiều tình huống, tôi từng không biết xử lý sao cho trọn vẹn. Tôi có một điểm dở là không xác định được mẫu phụ nữ mình cần. Khi mọi thứ đến tự nhiên, tôi lại không biết cách bảo vệ, dung hòa để vun vén mối quan hệ".

Anh tên đầy đủ Nguyễn Hùng Thuận, sinh năm 1983 ở TP HCM. Vai bé An trong phim Đất phương Nam (1997) từng mang về cho Hùng Thuận giải Mai Vàng "Diễn viên được yêu thích nhất" cùng loạt cơ hội với nghệ thuật. Anh từng thử sức ca hát khi phát hành album đầu tay Không thể ở bên nhau, thành lập nhóm nhạc MBK.

Năm 2009, Hùng Thuận quay lại diễn xuất qua các phim Cổng mặt trời, Hoa ngũ sắc, Nàng dâu bất đắc dĩ nhưng không để lại nhiều tiếng vang. Phim gần nhất Hùng Thuận đóng là Trúng số ăn Tết, ra mắt năm 2021.

Nhiều năm qua, diễn viên chuyển hướng kinh doanh mảng nhà đất, livestream bán hàng. Anh nói biết cân bằng, vun vén cuộc sống hơn. "Tôi vui khi lo cho mẹ và con trai có cuộc sống tốt hơn. Qua nhiều sự việc, tôi học được cách bớt vô tâm, có trách nhiệm".

Hùng Thuận đóng 'Đất Phương Nam'

Hùng Thuận đóng "Đất phương Nam" gần 30 năm trước. Video: HK Films

Gần đây, khi Đất rừng phương Nam bản điện ảnh ra rạp, dàn diễn viên của bộ phim truyền hình Đất Phương Nam cũng hot trở lại. Lên sóng vào năm 1997, phim nhanh chóng được khán giả yêu thích bởi nội dung xúc động, ý nghĩa cùng diễn xuất tự nhiên, chân thật của các diễn viên.

Đến nay, hơn 26 năm đã trôi qua, Đất phương Nam vẫn là bộ phim huyền thoại trên màn ảnh nhỏ.  Những nhân vật như bé An, thằng Cò, Út Trong, Võ Tòng, bác Ba phi... đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người xem.

Có thể nói, trong Đất phương Nam, hai vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc nhất là bé An và người bạn đồng hành - thằng Cò. Hoá nhân thành 2 nhân vật này là Hùng Thuận và Phùng Ngọc.

Cả hai đóng phim khi mới chỉ là những cậu bé mười mấy tuổi. Hiện tại, họ đều đã bước vào độ tuổi 40 và đi theo những ngã rẽ khác nhau.

Cuộc sống trái ngược của "bé An" và "thằng Cò" ngày nào khiến nhiều người không khỏi xót xa. Trong khi, Hùng Thuận khá sung túc, thành công nhờ làm ăn kinh doanh thì đời sống của Phùng Ngọc lại khó khăn vì không có việc làm ổn định.

"Bé An" Hùng Thuận và "thằng cò" Phùng Ngọc lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

"Bé An" Hùng Thuận: Cuộc sống sung túc sau khi chuyển sang làm bất đồng sản

Thành công của Đất Phương Nam từng đưa Hùng Thuận trở thành ngôi sao nhí được yêu thích bậc nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự nghiệp nghệ thuật của anh lại không thành công như mong đợi. Dù nỗ lực nhưng nam diễn viên vẫn không thể bứt phá và vượt qua được "cái bóng" quá lớn của "bé An".

Giờ đây, Hùng Thuận không còn hoạt động nghệ thuật nhiều mà chuyển hướng sang kinh doanh. Anh bén duyên với công việc liên quan đến bất động sản từ cuối năm 2020. Nam diễn viên chia sẻ ban đầu anh chỉ nghĩ thử cho vui, tuy nhiên sau một thời gian trải nghiệm lại yêu thích và gắn bó với công việc này.

Hùng Thuận có cuộc sống khấm khá sau khi chuyển sang làm bất động sản

Thời gian đầu làm môi giới bất động sản, Hùng Thuận nhận phải nhiều ý kiến trái. Anh bị mỉa mai diễn viên hết thời nên mới đi làm "cò đất", hoặc lấy mác nghệ sĩ để bán nhà đất giá đắt... Nhưng, Hùng Thuận chỉ nghĩ, làm nghề gì cũng được miễn là lương thiện, có thu nhập nuôi sống bản thân.

Sau một thời gian nỗ lực trong lĩnh vực mới, ngôi sao Đất phương Nam có cuộc sống khá sung túc và mở được công ty riêng. Anh còn tậu được xe hơi và đang phấn đấu để mua nhà vào năm nay hoặc năm sau. Trên trang cá nhân, Hùng Thuận thường xuyên livestream chia sẻ về công việc, những chuyến đi khắp nơi hoặc gặp gỡ bạn bè.

Nam diễn viên hiện ít hoạt động nghệ thuật để tập trung kinh doanh

Về chuyện tình cảm, Hùng Thuận vẫn độc thân. Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, nam diễn viên tạm chưa tính đến chuyện yêu đương vì muốn dành toàn bộ thời gian cho công việc, chăm sóc người thân.

"Thằng Cò" Phùng Ngọc: Không vợ con, làm nhiều nghề không đủ sống

Trái ngược với Hùng Thuận, Phùng Ngọc lại có cuộc sống vô cùng bấp bênh, khó khăn. Anh làm đủ nghề để kiếm sống từ chạy xe ôm, làm thợ cắt tóc, bán quần áo vỉa hè, bốc vác đến bán hàng online, làm bảo vệ…

Nhiều năm qua, Phùng Ngọc sống một mình, không vợ con, nhà cửa. Anh bảo dù chăm chỉ làm việc nhưng vẫn không đủ lo thân, cuộc sống thiếu thôn. Hiện tại, Phùng Ngọc đang sống trong một căn phòng trọ chật hẹp. Thời gian qua, anh làm bảo vệ với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, anh trả tiền thuê phòng khoảng 1,5 triệu đồng.

Phùng Ngọc hiện tại sống trong một căn trọ ọp ẹp, cuộc sống bấp bênh

Gần đây, khi đến thăm nhà bạn cũ, Hùng Thuận ngỏ lời mời Phùng Ngọc về công ty mình làm việc, gợi ý cho bạn cùng livesstream bán hàng. Ngoài ra, anh cũng sẵn sàng thu xếp chỗ ăn, nghỉ cho bạn.  Vào ngày 10/10, Phùng Ngọc bắt đầu làm quen với công việc mới. Hùng Thuận cho biết đã dành hết tiền hoa hồng của phiên live đầu tiên cho Phùng Ngọc để trang trải cuộc sống.

Trước sự quan tâm của Hùng Thuận, Phùng Ngọc bày tỏ lòng biết ơn. Song hiện anh đã về Bình Dương để mổ áp xe ở chân. Sau khi khỏi, anh sẽ quay lại TP HCM. Phùng Ngọc cho biết nếu khi đó Hùng Thuận còn dành chỗ, anh sẽ nhận công việc.

Trong buổi công chiếu phim Đất rừng phương Nam tại TP.HCM, Phùng Ngọc cũng góp mặt. Anh ăn mặc giản dị, vui vì gặp lại nhiều đồng nghiệp gắn bó một thời. Dù được truyền thông, khán giả chú ý, nhưng "thằng Cò" chỉ lặng lẽ tìm một góc ngồi xem phim.

Phùng Ngọc chụp ảnh kỷ niệm cùng diễn viên nhí Kỳ Phong - đóng vai Cò trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".

Sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn khi khách hàng cần.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa, qua rà soát, đến nay, công ty quản lý hơn 40.983ha rừng, đất rừng thuộc 8 xã của huyện Khánh Vĩnh, gồm: Khánh Thượng, Giang Ly, Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà, Khánh Thành, Khánh Phú và Sông Cầu. Lâm phận của đơn vị giáp ranh với nhiều địa phương trong tỉnh (huyện Diên Khánh và huyện Khánh Sơn) và các tỉnh lân cận (Ninh Thuận, Lâm Đồng và Đắk Lắk). Trong số diện tích đơn vị đang quản lý có hơn 34.166ha đất lâm nghiệp có rừng, với hơn 31.767ha rừng tự nhiên, hơn 2.398ha rừng trồng; hơn 6.792ha đất lâm nghiệp chưa có rừng và gần 24ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Thời gian qua, đơn vị đã chủ động xây dựng và ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng với các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở của huyện Khánh Vĩnh; chủ động ký kết quy chế phối hợp với các đơn vị chủ rừng giáp ranh nhằm triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng. Công ty cũng đã tổ chức 17 chốt bảo vệ rừng tại các khu vực trọng yếu, có nguy cơ xảy ra phá rừng…, qua đó đã từng bước hạn chế tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

Bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch gần Sài Gòn, vừa có biển xanh, cát trắng, vừa có rừng ngập mặn bạt ngàn và hải sản tươi ngon? Hãy đến với khu du lịch phương nam Cần Giờ, nơi được mệnh danh là “ốc đảo xanh” nằm cạnh Sài Gòn nhộn nhịp. Đây là một khu du lịch sinh thái biển độc đáo, có một không hai ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về địa điểm này, cùng với các điểm tham quan, hoạt động du lịch, ẩm thực địa phương, chỗ ở và tiện ích, hướng dẫn di chuyển và kinh nghiệm du lịch hữu ích khi đến thăm nơi này.

Phương Nam Pearl Resort, còn được biết đến với tên gọi khu du lịch Phương Nam Cần Giờ, nằm tại địa chỉ số 1227/65 đường Duyên Hải, thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đây là một khu nghỉ dưỡng sinh thái biển cao cấp, được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, hướng về thiên nhiên và hòa quyện với cảnh quan rừng biển. T diện tích khoảng 10ha, bao gồm 58 phòng nghỉ khác nhau, trong đó có 2 phòng VIP và 27 phòng cao cấp. Ngoài ra, khu du lịch còn có các tiện ích như nhà hàng, quán bar, hồ bơi, sân tennis, sân golf mini, spa, massage…

Nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 60km về hướng Đông Nam. Để đi đến đây, bạn có thể đi ô tô hoặc xe máy theo hai hướng: chạy dọc đường Huỳnh Tấn Phát qua thị trấn Nhà Bè đến bến phà Bình Khánh hoặc chạy theo hướng Rừng Sác khoảng 60km.

Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm một không gian yên bình, thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Nơi đây mang lại cho bạn cảm giác như được sống trong một cung điện nguy nga nằm giữa rừng và biển, tách biệt với thế giới bên ngoài. Bạn sẽ được tận hưởng không chỉ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chất lượng.