Chợ Nổi Cái Răng Có Những Gì

Chợ Nổi Cái Răng Có Những Gì

Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi đầu mối chuyên mua bán trái cây và rau củ [1] ở trên sông Cần Thơ và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Phương tiện đi Chợ Nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút, và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.

Đi bằng đường bộ bạn chạy dọc theo con đường Võ Tánh đến kênh Ba Láng, hướng về huyện Phong Điền cách cầu Cái Răng khoảng 500m. Nhưng đa số khách du lịch Cần Thơ, khi tham quan Chợ Nổi Cái Răng đều chọn phương tiện là thuyền từ Bến Ninh Kiều, vì khi di chuyển bằng thuyền mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của vùng sông nước. Tùy theo số lượng từng nhóm mà bạn có thể lựa chọn phương án một là đi ghép trên tàu lớn. Hai là thuê thuyền đi Chợ Nổi Cái Răng riêng. Liên lạc với chủ tàu để thuê điện thoại:0292 3819 219  / 0292 6265 888 .

Thuyền chở khách đi tham quan Chợ Nổi Cái Răng

Quãng đường ngồi trên chiếc tàu len lỏi qua những dòng kênh rạch để đến với chợ nổi Cái răng cũng rất thú vị. Bạn có cơ hội ngắm nhìn phong cảnh hữu tình hai bên bờ sông với những rặng dừa xanh cao vút cùng những xóm nhà nhỏ e ấp nép mình. Cảnh sinh hoạt của người dân ở hai bên bờ sông diễn ra như một đoạn phim tư liệu chạy ngược hướng với bạn thật phong phú và lạ lẫm, nhưng lại tạo cảm giác rất yên bình.

Cũng như bao chợ nổi khác ở Miền Tây như chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) hay chợ nổi Long Xuyên (An Giang)… đến nay, chưa một tài liệu nào có thể xác định được chợ nổi Cái Răng được hình thành chính xác vào năm nào. Theo một số nhà nghiên cứu thì Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, trước khi xuất hiện các chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng). Chợ ra đời là do nhu cầu thiết yếu của con người khi cuộc sống hàng ngày đều gắn liền với địa hình sông nước.

Với tên gọi vừa hay vừa lạ đã là một niềm thích thú cho nhiều người tò mò rằng vì sao chợ lại có tên là Cái Răng, Cái Răng nghĩa là gì và ai là người đã đặt tên đó cho chợ nổi. Lý giải cho tên gọi “Cái Răng” thì người dân tại Cần Thơ kể theo một truyền thuyết như sau. Theo đó, tên gọi Cái Răng xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời khẩn hoang, lập ấp. Truyền thuyết nói về con cá sấu với thân hình rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này. Từ đó mà khi chợ nổi hình thành lên, người ta đã dùng tên Cái Răng để đặt cho chợ nổi. Tuy nhiên theo một số tài liệu nghiên cứu thì tên gọi Cái Răng là có nguồn gốc từ chữ của người Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng.

Khu chợ trải dài dọc theo con sông Cần Thơ – Ảnh: Duy Khương

Chợ nổi Cái Răng họp từ rất sớm, khi trời còn giăng sương lờ mờ mặt sông, hàng trăm chiếc ghe thuyền từ khắp các ngả sông đã rộn ràng kéo về Chợ nổi. Chính vì vậy thời gian đi du lịch Chợ Nổi Cái Răng dù đặt Tour hay tự túc lý tưởng nhất là 5 giờ đến 8 giờ sáng đây là lúc chợ tấp nập nhất.

5 giờ đến 8 giờ sáng là lúc chợ tấp nập nhất

Bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông cùng với những hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp tươi vui mang đậm phong vị miền Tây.

Hàng chục chiếc ghe đậu san sát nhau kín cả dòng sông

Để trải nghiệm không khí nhộn nhịp và tham quan cảnh đẹp tại chợ nổi Cái Răng, bạn có thể đi bất kỳ mùa nào trong năm theo thời gian rỗi của mình. Ngoài ra, nếu bạn muốn khám phá một mùa đặc sản có một đặc biệt mà chỉ ở miền Tây mới có thì bạn nên đến đây vào khoảng thời gian giữa tháng 8 đến cuối tháng 11. Khoảng thời gian này chính là lúc miền Tây đón mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi về.

Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).

Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ – kênh xáng Xà No nên rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân cận và cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là lý do chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất so với các chợ nổi trong vùng. Hàng hóa ở chợ nổi Cái Răng rất đa dạng hầu như không thiếu bất cứ mặt hàng, sản phẩm chính là các loại hoa quả trái cây đặc sản của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài ra còn có hàng thủ công, hàng nhu yếu phẩm cho đến dịch vụ đồ ăn, thức uống, cà phê…

Sản phẩm chính của chợ là các loại hoa quả trái cây

Đặc biệt trong những ngày cuối năm, chợ nổi Cái Răng càng thêm nổi bật khi khoác lên mình chiếc áo mới từ những bông hoa rực rỡ.

Vào dịp gần tết chợ càng thêm nổi bật bởi những bông hoa rực rỡ

Để khách hàng ở xa có thể nhận biết được ghe thuyền mình đang bán những sản vật gì, thì người bán treo sản vật đó lên mũi thuyền được gọi là “cây bẹo”. Hình thức “bẹo hàng” này là một nét văn hóa giao thương độc đáo mà chỉ có chợ nổi mới có – một cách quảng cáo sản phẩm không ồn ào, vội vã nhưng lại mang đến cho du khách cũng như khách hàng những điều thú vị riêng.

Chợ họp trên sông, nên muốn mua hàng và tham quan du khách phải ngồi trên những chiếc xuồng. Đến chợ quý khách vừa được thả hồn tận hưởng những làn gió mát dịu vừa thưởng thức đủ loại trái cây, các món ăn dân dã mang đậm chất Nam bộ như bánh tét, bánh cam, bánh ít, bánh canh, các món bún riêu, bún mắm… Và mặc dù là buôn bán trên sông nhưng các loại nguyên liệu vẫn được chuẩn bị đa dạng và đầy đủ không kém như ở trên bờ. Thực đơn đồ uống cũng rất đa dạng như: sữa đậu nành, cà phê đen, cà phê sữa, nước dừa, các loại chè…với giá cả hết sức bình dân.

Các món ăn trên chợ nổi Cái Răng bình dị, mộc mạc nhưng vẫn giữ được cái hồn của văn hóa ẩm thực Miền Tây mà suốt hàng trăm năm qua không bị mai một.

Do tính chất là chợ nổi và mọi hoạt động đều diễn ra trên thuyền, trên sông nước nên mọi vật dụng đều được đơn giản hóa một cách tối đa. Ăn ở đây thì bạn không có ghế, không có bàn đâu mà đôi khi chỉ đơn giản là một thanh gỗ dài bắc ngang qua 2 mép thuyền, ghe là đã có ngay chiếc bàn lý tưởng để thưởng thức món ăn.

Món ăn ngon đầy đủ gia vị không kém trên bờ

Ngồi chòng chành trên ghe, giữa mênh mông sông nước, ăn tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay bánh canh sóng sánh, cùng ly cà phê ngọt đắng sẽ là những trải nghiệm khiến bạn khó quên.

Dạo quanh chợ, bạn sẽ thấy nhiều ghe chất đầy trái cây hấp dẫn như xoài, sầu riêng, dưa hấu, dứa, măng cụt… xuôi ngược trên dòng sông. Đừng quên mua một ít trái cây đặc trưng vùng sông nước về làm quà, bạn nhé.

Người miền Tây đôn hậu và phóng khoáng

Hình thành từ rất lâu đời hơn 100 năm, và đứng trước sự xuất hiện của vô vàn các chợ cạn cũng như trung tâm thương mại lớn, nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn còn giữ nguyên được những nét đặc trưng vốn có của nó. Chính vì thế nơi đây chắc chắn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích sự khám phá, mới lạ, muốn tìm hiểu về văn hóa miền sông nước Nam Bộ.

Chợ nổi Cái Răng là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những tập quán sinh hoạt của người dân địa phương với nét sinh hoạt gắn liền với sông nước đã tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của khu vực nơi đây. Thuận tiện đơn giản nhất bạn hãy đặt Tour Cần Thơ tham quan Chợ Nổi Cái Răng đón khách từ Bến Ninh Kiều với thời gian bắt đầu 5h sáng hoặc từ 7h sáng của công ty du lịch Thám Hiểm MeKong. Điện thoại: 0292 3819 219  / 0292 6265 888  hoặc 0932 886 008(Ms Chi).

Tham khảo các Tour Chợ Nổi Cái Răng:

Hãy đi du lịch Miền Tây về với Cần Thơ để được ngồi ăn sáng, nhâm nhi tách cà phê nóng ngay trên những chiếc thuyền lênh đênh trên sông, cùng trò chuyện với người dân miền tây đôn hậu và phóng khoáng thật sự là những trải nghiệm thú vị tuyệt vời khiến cho ai đến cũng mến cũng yêu, đến một lần và muốn quay lại nữa.

05h00: Xe và hướng dẫn viên Vietnam Tourist đón quý khách tại khách sạn, khởi hành đi tour chợ nổi Cái Răng.

​05h30: Qúy khách đến bến tàu Ninh Kiều Cần Thơ, Hướng dẫn viên hướng dẫn đoàn di chuyển lên thuyền để đến với chợ Nổi Cái Răng. Đây là điểm đến hấp dẫn không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn là điểm tham quan quen thuộc trong lịch trình khám phá Cần Thơ của nhiều đôi chân đam mê khám phá. Được hình thành từ đầu thế kỷ 20, Chợ nổi Cái Răng là nơi người dân miền Tây đến đây trao đổi, mua bán hàng hóa, đặc biệt là các đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Cái Răng nằm ngay ngã ba sông (nhánh sông Hậu và sông Cái Răng). Bởi vì tọa lạc ở vị trí đắc địa, vùng nước nông chứ không sâu nên tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu. Dần dần, tàu thuyền đến đây neo đậu ngày càng nhiều và trở thành một phiên chợ nổi vô cùng náo nhiệt. Vào năm 2016, Chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành niềm tự hào của người dân miền Tây sông nước.

Xuôi theo dòng sông Cần Thơ hiền hoà, chiếc thuyền du lịch đưa quý khách di chuyển trên sông khoảng 30 phút, Quý khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh bình minh đẹp tuyệt ngay trên dòng sông thơ mộng.

06h00: Quý khách đến với Chợ nổi Cái Răng. Tại đây, quý khách sẽ được thỏa thích tham quan, khám phá vẻ đẹp độc đáo của phiên chợ này. Sự nhộn nhịp, vui tươi của bầu không khí nơi đây đem đến những phút giây vui chơi, thư giãn tuyệt vời. Không chỉ vậy, người dân nơi đây cực kỳ thân thiện nên khi mua hàng hoặc ăn uống trên ghe, quý khách còn có thể lắng nghe họ kể dăm ba câu chuyện đời thường của người dân miền Tây sông nước

Với sự đa dạng về mặt hàng hóa, việc buôn bán trên sông Cần Thơ từng gặp nhiều khó khăn khi chợ có không gian quá rộng, tiếng máy và tiếng người hòa lẫn vào nhau làm lấn át đi tiếng rao. Chính vì thế, phương thứ "4 treo" xuất hiện nhằm giúp cho người bán lẫn người mua dễ dàng nhận biết được ghe xuồng gần đó đang buôn bán gì.

Trong đó, "4 treo" có nghĩa là:

- Treo gì bán nấy: Chủ ghe buôn bán gì thì sẽ treo thứ đó lên cây bẹo (còn gọi là cây nêu) để ghe xuồng đối diện có thể dễ dàng nhận biết được mặt hàng.

- Treo mà không bán: Quần áo của các hộ gia đình sinh sống ngay trên ghe thuyền.

- Không treo mà bán: Đây chính là những chiếc ghe phục vụ ẩm thực trên sông cho mọi người như bún, hủ tiếu, cà phê kho, bánh mì thịt...

- Treo cái này nhưng bán khác: Khi chủ ghe muốn bán đi chiếc ghe của họ thì sẽ treo một tấm lá lợp nhà lên cây bẹo.

Quý khách dùng bữa sáng ngay trên chợ nổi với tô hủ tiếu, bún riêu cua nóng hổi hay tô cháo lòng, …

07h00: Chiếc tàu du lịch sẽ rời chợ nổi và đưa quý khách đến lò hủ tiếu. Tham quan mô hình sản xuất hủ tiếu truyền thống. Tại đây còn nổi tiếng với món bánh Pizza được làm từ hủ tiếu. Qua một vài công đoạn đơn giản như ướp gia vị vào sợi hủ tiếu, chiên hủ tiếu cho vàng, cho thêm giăm bông, tuỳ theo ý thích của du khách muốn thưởng thức, sẽ có ngay bánh pizza hủ tiếu ròn rụm hấp dẫn (chi phí tự túc).

08h30: Qúy khách quay lại bến tàu Ninh Kiều

09h00: Xe tiếp tục đưa Quý khách đến bến tàu, di chuyển sang khu du lịch Cồn Sơn:

Quý khách lên tàu thăm bè cá sông Hậu: Trên 30 bè cá lớn nhỏ kết thành một dãy dài chừng non cây số, hiên ngang trước sóng nước Cửu Long với rất nhiều loại cá như ba sa, chạch lấu, cá hô… nhưng chủ lực là cá thác lác cườm.

Massage cá Koi & thưởng thức chả cá Thác Lác: đoàn ngắm nhìn hàng nghìn con cá Koi với nhiều màu sắc khác nhau, trải nghiệm trò massage cá Koi vô cùng hấp dẫn. Khi massage xong, đoàn thưởng thức chả cá Thác Lác Cườm.

Tham quan vườn trái cây (theo mùa): Đến Cồn Sơn, khách sẽ được thăm những vườn chôm chôm, vườn nhãn, vườn bưởi, măng cục, dâu, ổi,… trĩu trịt quả và được tự tay lựa quả trên cây để hái và dùng ngay tại vườn.

Tham quan trải nghiệm khu Cá Lóc Bay, Quý khách được chiêm ngưỡng màn biểu diễn độc đáo của các chú cá lóc bay nhảy trên mặt nước một cảnh tượng thật lạ và đẹp mắt và tham quan vườn ổi thưởng thức những trái ổi tươi ngon từ trên cành.

12h00: Quý khách dùng bữa trưa tại LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỒN SƠN với những món đặc sản đậm chất địa phương.

13h30: Quý khách ghé tham quan Phim trường CĂN NHÀ MÀU TÍM – nổi bật với tone màu tím chủ đạo, nhiều tiểu cảnh để Quý khách check in (chi phí tự túc)

15h00: Xe đón quý khách về lại khách sạn. Kết thúc tour Chợ nổi Cái Răng. Hướng dẫn viên VIETNAM TOURIST thay mặt công ty gửi lời chia tay đến quý khách, hẹn gặp lại quý khách trong những chuyến đi sau!

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH CHUYẾN THAM QUAN VUI VẺ !

Chợ nổi Cái Răng là điểm đến đầu tiên trong ngày của nhiều người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long xưa kia, một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Hành trình bồng bềnh trên một chiếc thuyền đưa bạn ra sông Cần Thơ để ngắm bình minh miền sông nước Tây Nam Bộ và hoà mình vào khung cảnh một buổi chợ nổi trên sông. Sau đó di chuyển đến một ngôi làng gần đó để tìm hiểu về các quy trình tạo ra hủ tiếu - món ăn đặc sản cho vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”.

Trên bản đồ du lịch thế giới chợ nổi Cái Răng được đánh giá rất cao. Nhiều tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đã đưa chợ nổi Cái Răng vào địa điểm mà du khách nhất định phải đến khi đi du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Khách du lịch trải nghiệm sản xuất tại lò hủ tiếu

Để đến chợ nổi Cái Răng, khách có 2 lựa chọn: Ra bến Ninh Kiều thuê thuyền di chuyển, vượt qua khoảng 10km đường sông trong khoảng 40 phút nếu đi thuyền lớn, còn đi ghe nhỏ thì khoảng 1 tiếng, là đến chợ nổi.

Cách thứ hai là chạy xe cá nhân (xe máy, xe hơi) qua cầu Cái Răng, đi tiếp, tới khi gặp bãi giữ xe rộng, đó là bến tàu chợ nổi Cái Răng, tại số 17/2, đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, với khung cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền.

Tại đây bạn có thể thuê thuyền dịch vụ. Có thể bao 1 chuyến tàu, hoặc ghép đoàn để đi (giá sẽ rẻ hơn). Các tàu, thuyền này có hành trình cố định đưa bạn đi tham quan, khám phá chợ nổi. Bạn có thể mua hoa quả, rau củ cùng các loại bánh và đặc sản miền Tây với giá phải chăng. Trải nghiệm cảm giác lắc lư khi di chuyển giữa các ghe, thuyền. Chụp ảnh lưu niệm với khung cảnh sông nước thơ mộng. Tìm hiểu văn hóa, lối sống của cư dân vùng sông nước. Một tour tham quan kéo dài khoảng hơn 4 giờ, gồm: Thăm xưởng làm kẹo dừa – lò hủ tiếu truyền thống; thăm các tiệm bách hóa tại các bè nổi trên sông; đến các vườn trái cây Cần Thơ để thưởng thức các loại trái cây đặc sản của miền Tây như măng cụt, cam, sầu riêng, mận, cóc, vú sữa, ổi, chôm chôm, mít…

Các mặt hàng kinh doanh tại chợ nổi Cái Răng đều phải niêm yết giá

Khi tham quan các cơ sở nghề thủ công (lò hủ tiếu, lò sản xuất kẹo dừa) khách được quan sát tất cả quy trình sản xuất và tham gia trải nghiệm vài công đoạn trong quá trình sản xuất…

Giữa sông nước, các bạn nên trải nghiệm việc ngồi trên ghe và thưởng thức những món ăn địa phương thơm ngon. “Khu ẩm thực nổi” này có nhiều món ăn truyền thống Nam bộ như bún riêu, hủ tiếu, bún thịt nướng, bánh lọt, cháo lòng, hủ tiếu lắc, lẩu mắm, lẩu bần phù sa… các loại đồ uống như nước dừa, trà, cà phê sữa, cà phê đá, sữa đậu nành, các loại chè… Bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn này ở các nhà bè ven sông, với chất lượng và giá cả (theo đánh giá của nhiều du khách), từ bằng đến hơn nhiều quán ăn, nhà hàng trên đất liền.

Thương hồ lên hàng từ thuyền thu mua, để chuyển đến vựa trái cây trên bờ

Trong những tiểu thương bán các món ăn, thì ghe hủ tiếu “Dì Bảy Tươi” đã trở thành biểu tượng cho món ngon đặc sắc của chợ nổi Cái Răng.

Dì Bảy Tươi (tên thật là Lê Thị Bé) là em ruột của dì Hai Chinh, từng rất nổi tiếng với ghe bán bún riêu ở chợ nổi Cái Răng trước đây.

Năm 2012, để thực hiện show truyền hình dài tập mang tên “Gordon’s Great Sscape”, ông Gordon Ramsay – đầu bếp người Anh nổi tiếng thế giới, từng nhận đến 16 ngôi sao Michelin danh giá, đã đến nhiều quốc gia tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại đây, ông đã thử nhiều đặc sản, món ăn trên khắp các tỉnh, thành; và trong hành trình tại Cần Thơ, Gordon ghé ghe bán bún riêu của dì Hai Chinh. Vị đầu bếp từng nấu ăn cho rất nhiều nguyên thủ lẫn người nổi tiếng trên khắp thế giới ấy, đã tấm tắc khen món bún bình dị với mức giá chưa tới 20.000 đồng/tô lúc bấy giờ. Tô bún với nước dùng có hương vị đậm đà mà rất thanh tao. Ăn hết tô bún, Gordon tặng dì Hai biệt danh “Nữ hoàng nước dung”.

Khách du lịch tham quan vườn sinh thái Tư Dũng

Trở về nước, năm 2013, món ăn đậm bản sắc Việt này đã trở thành nguồn cảm hứng, được Gordon Ramsay chọn làm đề tài cho các đầu bếp lọt vào Top 5 cuộc thi Masterchef Mỹ. Từ đó, không chỉ các món ăn của Việt Nam được Gordon Ramsay ghé thăm nói chung, mà hàng bún riêu của dì Hai Chinh cũng nổi tiếng khi xuất hiện trên khắp các trang thông tin đại chúng trên toàn thế giới.

Hiện nay, do sức khỏe yếu nên dì Hai truyền nghề lại cho dì Bảy Tươi. Ghe hàng của dì Bảy bán 6 món gồm: Bún riêu, cháo lòng, hủ tiếu, bún thịt nướng, bún nem nướng, bánh canh. Các món ăn đều đồng giá 45.000 đồng/tô, bằng với giá quán ăn trên bờ. Dì Bảy cho biết: Mỗi ngày dì thức dậy tầm 2 giờ khuya, ra chợ mua nguyên liệu, nấu nước lèo, chuẩn bị mọi thứ để hơn 5 giờ sáng là ghe hàng của dì đã đến điểm bán cố định giữa dòng sông, đối diện với nhà bè bán bách hóa Khởi My.

Hơn 40 năm gắn bó với chợ nổi Cái Răng, dì Bảy kể: Dù chợ nổi hiện không còn tấp nập như xưa nhưng mỗi ngày dì vẫn bán khoảng 200 tô bún, bánh canh. Thứ bảy, chủ nhật khách du lịch đông thì bán nhiều hơn: “Cô bác thương, hầu như ai đã ăn các món dì mần thì lần sau đến chợ nổi là lại tìm đến dì để ăn sáng… Mấy chục năm nay, chợ nổi này đã nuôi sống cả gia đình dì, giúp các con cháu trong nhà đều được ăn học” – dì Bảy bộc bạch với nụ cười đôn hậu.

Dì Bảy cho biết thêm: Ngoài việc nấu nước dùng theo công thức “gia truyền” từ dì Hai Chinh, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm được dì thực hiện rất nghiêm để bảo vệ sức khỏe cho khách hàng và uy tín của thương hiệu hủ tiếu “Dì Bảy Tươi” nói riêng, và cho cả khu ẩm thực chợ nổi nói chung.

… Sau khi tham quan chợ nổi, khách sẽ đến thăm miệt vườn với những sinh hoạt đặc trưng vùng sông nước Tây Nam bộ. Hiện nay phần lớn miệt vườn được xây dựng thành khu du lịch sinh thái với nhiều hoạt động trải nghiệm. Chẳng hạn vườn sinh thái Tư Dũng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền. Nơi đây như một vùng nông thôn Nam bộ thu nhỏ với khu nhà cổ miền Tây cùng những vật dụng sinh hoạt thời xa xưa; kết hợp các hoạt động để du khách trải nghiệm như chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh vật trên sông, câu cá, đi cầu khỉ; bố trí các shop bán đồ lưu niệm, hàng đặc sản… Sau khi tham quan miệt vườn, trải nghiệm “làm nông dân” khách sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản được chế biến tại bếp đặt gần bàn ăn. Khách vừa ăn vừa thưởng thức các tiết mục văn nghệ tại sân khấu “Hát với nhau” do nhân viên của vườn sinh thái trình diễn, và có thể tham gia để hòa mình vào bầu không khí ấm cúng, sôi nổi, tươi vui.

Ngoài chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ còn nhiều điểm đến đẹp và thú vị khác như: Làng hoa bà Bộ, chợ đêm Tây Đô, nhà cổ Bình Thủy, khu du lịch Mỹ Khánh, Căn nhà màu tím; bãi biển nhân tạo Cần Thơ, vườn cò Bằng Lăng, Thiền viện trúc lâm Phương Nam, Bảo tàng Cần Thơ…

… Hiện chợ nổi Cái Răng đã có những thay đổi để phù hợp hoạt động du lịch như: Lò hủ tiếu “Quê tôi”, và cơ sở sản xuất kẹo dừa đều chuyển đến nhà bè đặt tại chợ nổi, du khách không phải đi xa. Tại chợ nổi, có nhiều sà lan – nhà bè với các loại hình dịch vụ khá phong phú như tiệm bách hóa bán các đặc sản của Cần Thơ và vùng ĐBSCL, đồ lưu niệm, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, quần áo, khăn rằn quấn cổ; các quán cà phê; các bè nuôi cá lóc; các nhà bè kinh doanh ẩm thực theo phong cách nhà hàng nổi… Những cơ sở này hoạt động từ sáng đến tối, và xuyên suốt tuần.

Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh (VH-TT&TT) quận Cái Răng (đơn vị quản lý chợ nổi) đã tổ chức những lớp tập huấn về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác xuống sông; quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm… cho những tiểu thương và các ghe, thuyền kinh doanh du lịch; buôn bán tại chợ nổi; đồng thời ban hành các quy định như: Tất cả ghe, thuyền, điểm bán hàng, cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá các mặt hàng và ghi số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm VH-TT&TT quận và Công an quận Cái Răng. Nều những cơ sở này vi phạm hợp đồng hoặc có hành vi “chặt, chém” thì khách chụp hình số tầu, ghe, thuyền, và gửi hình ảnh cho 2 đơn vị trên để xử lý ngay.

Đặc biệt, đến nay tình trạng rác thải đã giảm đáng kể, trên sông phần lớn là lục bình. Ngoài ra, các thương hồ đã thích hợp với bờ kè hai bên chợ, và chế một số phương tiện để chuyên chở hàng, tháo gỡ khó khăn khi ghe tàu lên hàng để chuyển đến các vựa. Anh Trương Tấn Hoài Nam, chuyên viên Trung tâm VH-TT&TT quận Cái Răng cho biết: Quận đã có đề án mở thêm điểm lên xuống hàng hóa, giúp thương hồ thuận lợi hơn trong kinh doanh…

… Dù ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến thiên nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi những nét văn hóa đặc trưng của thiên nhiên và con người nơi đây. Chị Lê Thị Trúc Ly, tỉnh An Giang, thường tranh thủ đưa người thân và bạn bè đến chợ nổi du ngoạn vì theo chị: “Mình và gia đình cũng như các bạn thân, rất thích khung cảnh sông nước, ghe thuyền tấp nập, cảnh vật còn nguyên nét thiên nhiên nơi đây. Mọi người tại chợ nổi ai cũng thân thiện, gần gũi. Buôn bán không chặt chém. Khi tham gia trải nghiệm làm hủ tiếu, kẹo dừa bằng thủ công; hoặc đến các vườn du lịch sinh thái… mình như được sống lại tuổi thơ êm đềm, bình dị ở quê nhà, bên ông bà, cha mẹ, chú dì; và càng thêm yêu đất nước, quê hương của mình”.