Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Đầu Tư

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Đầu Tư

��ࡱ� > �� ���� �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������F�[� TVY�Aq��n���2O����� JFIF ` ` ��|Photoshop 3.0 8BIM� ` ` 8BIM x8BIM� 8BIM 8BIM' 8BIM� H /ff lff /ff ��� 2 Z 5 - 8BIM� p ����������������������� ����������������������� ����������������������� ����������������������� 8BIM 8BIM &

Mô trường nội bộ doanh nghiệp

Để đánh giá hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, các vấn đề chính cần tập trung bao gồm việc phân tích và nghiên cứu thị trường, các chính sách marketing của doanh nghiệp với 4 vấn đề: sản phẩm, vấn đề định giá, vấn đề phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại. Thông qua đó, ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về tình hình hoạt động Marketing trong doanh nghiệp cũng như hiệu quả mà chúng đem lại cho doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển là nhân tố đem lại cho doanh nghiệp một sự phát triển về chất. Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp tìm ra những phương pháp sản xuất mới, phát triển sản phẩm mới mà nó còn giúp doanh nghiệp củng cố vươn lên so với vị trí hiện tại, tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Ở đây, phương pháp sản xuất mới có thể là những công nghệ mới góp phần cải tiến quy trình sản xuất qua đó làm giảm chi phí hay nâng cao chất lượng sản phẩm, còn sản phẩm mới là những sản phẩm được cải tiến từ những sản phẩm trước đó hoặc là những sản phẩm hoàn toàn mới so với sản phẩm hiện tại.

Đội ngũ nhân lực là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu công việc của doanh nghiệp được đề ra chỉ nhằm mục tiêu giải quyết mong muốn của ban lãnh đạo mà không đếm xỉa tới người lao động thì sẽ nó gây ra tác hại nhất định và ảnh hưởng ngược lại đến hiệu quả công việc.

Vấn đề quan trọng khác và tác động thường xuyên đến đội ngũ nhân viên chính là những chính sách sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ và đánh giá thành tích, kiểm soát nhân viên.

Đọc thêm: Một số chiến lược kinh doanh được doanh nghiệp áp dụng

Môi trường kinh doanh là gì?

Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan vận động tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Với mỗi doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn cùng loại nhu cầu, cùng một thị trường. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh trên nhiều phương diện, tạo sức ép lẫn nhau thông qua giá, các dịch vụ đi kèm, tính năng sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Bên cạnh việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp cũng cần lưu ý với mối đe doạ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là các doanh nghiệp hiện tại chưa hoạt động trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có khả năng đáp ứng cùng một loại nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có thể gây ra áp lực cho các doanh nghiệp hiện tại ở các khía cạnh:

- Buộc doanh nghiệp có sự điều chỉnh về mặt giá cả.

- Doanh nghiệp luôn phải cải tiến tính năng, công dụng, mẫu mã hay đổi mới sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh.

- Doanh nghiệp phải phân tích, theo dõi thường xuyên sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ vốn liên quan trực tiếp đến sản phẩm cộng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, xu thế tiêu dùng.

Xem thêm:  5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh

Môi trường chính trị và pháp lý

Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia.

Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.

Môi trường chính trị – luật pháp của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn -

Quản lý chặt chẽ đơn hàng, tồn kho, khách hàng và dòng tiền

Trong số các môi trường khác nhau đã nêu ở trên, môi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến chính sách và hiệu suất của tất cả các công ty kinh doanh. Môi trường này đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong khi xây dựng các chiến lược và chính sách kinh doanh sẽ tạo ra sức nặng cho yếu tố then chốt này.

Môi trường xã hội quan tâm đến môi trường của toàn xã hội - trong đó mọi người đều tham gia. Môi trường văn hóa là tổng hợp của tất cả các nền văn hóa phụ với mỗi khái niệm, tín ngưỡng và tín ngưỡng riêng biệt. Chúng ta có một xã hội năng động tức là luôn thay đổi. Nhu cầu mới được tạo ra và nhu cầu cũ bị mất đi. Các doanh nghiệp kinh doanh nên liên tục theo dõi các phát triển đang diễn ra và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong các kế hoạch và chiến lược sản xuất và tiếp thị để đáp ứng các nhu cầu xã hội mới.

Điều chỉnh các chiến lược kinh doanh với sự phát triển văn hóa xã hội, sẽ cho phép công ty gặt hái một vụ mùa bội thu. Doanh nghiệp bây giờ không nên hành động chỉ với động cơ lợi nhuận. Họ cũng có một số trách nhiệm xã hội. Họ nên đưa ra các phúc lợi lâu dài cho người tiêu dùng cũng như xã hội. Hầu hết các công ty lớn hiện nay cho thấy lợi nhuận ít hơn mức họ nên kiếm được thông thường, chỉ để tạo ra một hình ảnh trong mắt người tiêu dùng và xã hội.

Một số công ty cũng đã được yêu cầu đáp ứng xã hội. Trên thực tế, một số công ty ở nước ta hiện đang chi tiền cho phúc lợi xã hội. Một số công ty đang tự do quyên góp quỹ của mình cho các tổ chức giáo dục và trường đại học để xây dựng cho các chương trình giảng dạy, cho học bổng.

Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.

Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp.

Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Công nghệ truyền thông số hoá, tin học hoá, quang hoá phát triển nhanh chóng làm cho giá cả giá cả các thiết bị viễn thông giảm nhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ đa dạng.

Công nghệ là công cụ mang đến nhiều tiện ích trong quá trình quản lý doanh nghiệp

Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là Internet mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống. Tương tự như vậy, xu hướng hội tụ giữa Bưu chính truyền thống, Tin học và Viễn thông cũng mang lại cho xã hội các dịch vụ mới là bưu chính điện tử.

Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho quốc gia. Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm sản phẩm mới. Đây là một trong các nguyên nhân giúp nền kinh tế Mỹ trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới.

Các doanh nghiệp tồn tại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay thị trường tiêu thụ. Họ là người tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức, chính phủ nhưng nếu xét dưới góc độ quy trình của hàng hoá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, khách hàng của doanh nghiệp lại bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối và các doanh nghiệp khác

Trong quan hệ mua bán, khách hàng có thể gây sức ép thông qua khả năng đàm phán đối với doanh nghiệp về mặt giá cả và chất lượng, và một vài yếu tố khác như điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán qua đó làm ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Rõ ràng, khách hàng là yếu tố bất định đối với doanh nghiệp.

Khi nói đến nhà cung cấp, chúng ta nghĩ ngay đến những doanh nghiệp hay những người chuyên cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh ngiệp như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao động.

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra chính là việc tìm kiếm và đảm bảo cho doanh nghiệp của mình có được nguồn cung cấp đầu vào ổn định với một mức chi phí hợp lý hay giá thấp nhất có thể.

Hoạt động doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ngay khi những yếu tố đầu vào này mang tính bất trắc- tức là nếu chúng không sẵn có hay bị trì hoãn thì có thể sẽ giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh lúc đó sẽ bị ngưng trệ, kéo dài thời gian so với dự kiến và khiến doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.