Bài Thơ Ấm Của Bùi Thị Tuyết Mai
Khách hàng – Bùi Thị Tuyết Mai (38 Tuổi)
Các công trình khoa học tiêu biểu
Chúc mừng bạn đã thêm playlist Nhìn Những Mùa Thu Đi (Single) thành công
Phương Khanh, cô bé 14 tuổi sống tại Australia, và chị Bùi Tuyết Mai, Việt kiều tại quận Cam, Mỹ, giành giải chung cuộc của cuộc thi Xuân Quê hương do VnExpress và Vietnam Airlines tổ chức.
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm. Tôi ngửi ngập tràn mùi Tết qua những chuyến xe ngược xuôi trên đường chất đầy cây trái hoa quả, trên những hàng bông vạn thọ, những nhành mai đơm đầy nụ, mà người bán bày tràn ra cả lề đường... (Bùi Tuyết Mai, Mỹ)
Anh không cần chân dung em tặng Chân dung em anh khắc mãi trong tim Hơn tất cả thuốc màu giấy trắng Tận đáy lòng anh khắc mãi hình em
Hay ít ra khi tim còn biết đập Và loài người còn biết yêu nhau Khi tất cả bụi trần gian chưa lấp Thì hình em anh giữ mãi trong đầu Không giấy nào quí em lâu đến thế Nên quà tặng em trao em giữ lấy cho mình Em bảo anh cần gì bức vẽ Khi em bao giờ cũng ở bên anh?
Để nhớ em mà chân dung em phải thấy Là anh tự thú mình có thể quên em vậy!
Không Gia Đình “Không gia đình ” kể chuyện một em bé không cha mẹ , không họ hàng thân thích , đi theo một đoàn xiếc chó , khỉ rồi cầm đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp , sau đó bị tù ở Anh , cuối cùng tfim thấy em . Em bé Rê-mi ấy đã sống trong không gian .. Em đã chung sống với mọi hạng người , sống khắp mọi nơi . ” Nơi thì lừa đảo , nơi thì xót thương “. Em đã lao động mà sống , lúc đầu dưới quyền điều khiển của một cụ già từng trải và đạo đức , cụ Vi-ta-li . Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền àm không có chút gì trong bụng . Đã có khi em suýt chết khi em bị lạt ngầm chôn trong giếng mỏ muối . Đã có khi em bị măc oan bị giải ra trước toà án và bị ở tù . Và cũng có khi em được nuôi dưỡng , no ấm . Nhưng chưa đủ lâu , trong cảnh ngộ nào , em cũng làm theo nếp rèn dạy của ông già Vi-ta-la chân chất , làm người nghĩa là ngay thẳng , gan dạ , thương người , ham lao động , không ngửa tay xin xỏ , không dối trá.
_________________________________________________________
CUỐN THEO CHIỀU GIÓ Tác phẩm này kể câu chuyện của một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ ở miền nam Hoa Kỳ tên là Scarlet O’Hara và những khó nhọc mà nàng cùng với bạn bè, gia đình và các người yêu đã trải qua tại miền nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ, và Thời tái xây dựng. Đồng thời nó kể câu chuyện tình yêu kết tinh giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler.
___________________________________________________________
NHỮNG CON CHIM ẨN MÌNH CHỜ CHẾT
” Những con chim ẩn mình chờ chết ” là câu chuỵên mang tính chất sử thi của một gia đình thuộc dòng họ Cleary suốt chiều dài thời gian hơn nửa thế kỷ trên đất Úc châu từ năm 1915-1969 . Họ đã sống phấn đấu với thiên nhiên , đứng trước khắc nghiệt của bản thân trong đó hoàn cảnh từng nhân vật đã khắc họa phần nào cuộc sống chúng ta : tình yêu , lao động , sự cám dỗ và cả những nỗi bất hạnh đang chờ . Tác giả là một nhà văn nữ người Úc , bà Colleen McCullough đã viết “Những con chim ẩn mình chờ chết ” với nguồn cảm hứng bao la , lãng mạn và đày màu sắc với một nghệ thuật mô tả tài hoa , sống đoọng , Hai nhân vật chính trung tâm của câu chuyện : Ralpha de Boicassart một linh mục có đầy đủ ưu thế của một người đàn ông lý tưởng nhưng đầy tham vọng , bị dằn vặt giữa con đường đến Toà thánh và tình yêu ; nhưng cuối cùng cũng phải đầu hàng số phận . Còn nhân vật thứ hai là nàng Meggie duyên dáng và thông minh , đầy bản năng phụ nữ , khát khao cuộc sông làm mẹ , đã phải trả giá cho một lần chọ lựa sai lầm trước khi đến được với người mình yêu
_____________________________________________________________
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu: Trước mắt anh em bỗng hiện lên, Như hư ảnh mong manh vụt biến, Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Giữa ray rứt sầu đau tuyệt vọng Giữa ồn ào xáo động buồn lo Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.
Tháng ngày qua những cơn gió bụi, Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ, Lãng quên rồi giọng em hiền dịu, Nhoà tan rồi bóng dáng nguy nga.
Giữa cô quạnh âm u tù hãm Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu, Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc, chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.
Cả hồn anh bỗng bừng tỉnh giấc: Trước mắt anh em lại hiện lên, Như hư ảnh mong manh vụt biến, Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Trái tim lại rộn ràng náo nức, Vì trái tim sống dậy đủ điều: Cả tiên thần, cả nguồn xảm xúc, Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
________________________________________________
Truyện Andersen đầy chất thơ và thơ ông cùng thầm thì kể cho ta nghe về bí ẩn của cuộc sống, về ước mộng.
Nhìn xem, trên đồi nọ Có một chàng lêu nghêu Dung nhan chàng xanh rớt Như Wezther tiêu điều Mũi chàng như đại bác Mắt chàng như hạt tiêu Chàng hát bài ca Đức Mà nhìn theo nắng chiều.
Tại sao chàng đứng đó Tôi chỉ biết một điều : Chàng phải là… thi sĩ Hay là điên, hoặc yêu.
Mẹ ơi, xin đừng khóc Con chỉ ngủ mà thôi Đôi má người cháy lửa Dẫu chìm trong lệ trôi.
Gió ơi, đừng tàn khốc Ta chỉ mộng mà thôi Một đàn thần tiên bé Lượn quanh ta sáng ngời.
Có thiên thần cánh sáng Bay trong nhạc tuyệt vời Hoa theo người buông thảm Óng vàng và biếc tươi.
Bao giờ con có cánh Mà bay cao trong đời ? Thiên thần hôn con đấy Xin đừng khóc, mẹ ơi !
______________________________________________
Bao nhiêu giọt nước rễ cây bao nhiêu tia sáng tuôn đầy về ta Bình minh hay buổi chiều tà Chỉ mơ có mớ tóc xoà của em Bao nhiêu xứ sở ai đem mà ta chỉ chọn trái tim em nồng
Người đâu ngọc thốt hoa cười Nhìn ta như thể nhìn người không quen Đường đời lặng lẽ gót tiên Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Triệu năm hàng triệu năm rồi Những ngôi sao ở trên trơif đã yêu Lời của sao đẹp bao nhiêu nhưng mấy ai hiểu ít nhiều em ơi Chỉ anh hiểu được mà thôi Vì anh học được những lời của em
___________________________________
HAINƠ (1797 – 1856) Henrich Hainơ (Heirich Heine) – Một trong những nhà thơ lớn của nước Đức. Hainơ sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái, làm nghề buôn bán ở thành phố Đuyxenđooc, bên bờ sông Rainơ. Hainơ sống ở nước Đức khi chế độ phong kiến còn đang ngự trị, nhưng quê hương của ông có một thời gian bị quân Pháp chiếm đóng nên đã ảnh hưởng tư tưởng tự do tư sản. Năm 1816, Hainơ ở với cậu là chủ ngân hàng Hămbua và học trường đại học Luật. Năm 1825, ông đỗ tiến sĩ luật và trở thành luật sư ở Hămbua. Tuy vật, ông chú ý đến văn học, triết học nhiều hơn là luật. Năm 1826, ông đã cho xuất bản tập thơ Du ký vùng Hácxơ và năm 1827, tập thơ Cuốn sách về những bài ca. Hainơ là nhà thơ lãng mạng. Bên cạnh những bài thơ hay về tình yêu và thiên nhiên ông còn có những bài thơ đả kích sâu cay bè lũ quý tộc thiển cận, và tố cáo giáo hội là chỗ dựa của chủ nghĩa chuyên chế. Năm 1831, để tránh sự khủng bố của giai cấp quý tộc thống trị Đức, ông đã sang sống ở Pari. Trong thời gian này, ông gặp Các Mác và trở thành bạn thân của gia đình Mác. Chịu ảnh hưởng của Mác, ông đã sáng tác bài Những người thợ dệt ở Xilidê nói về cuộc nổi dậy của thợ dệt ở Xilêdi (Đức) năm 1844. Ngoài thơ ca, ông còn có những bài báo chống lại chế độ thống trị đương thời. Năm 1845, ông bị ốm nằm liệt giường và mất tại Pari năm 1856.
_____________________________________________________________________________________
Con thường ngẩng cao đầu mẹ ạ Tình tình con ngang bướng kiêu kỳ Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh bao nhiêu Đứng trước mẹ dịu hiền chân thật Con thấy mình bé nhỏ làm sao
Có phải linh hồn mẹ diệu kỳ Bay trên vầng ánh sáng cao siêu Hay bao nỗi niềm xưa yêu dấu Trái tim mẹ hiền bọc đứa con yêu
Trong cơn mơ con từ mẹ ra đi Con muốn đi tận cùng trái đất Để tìm kiếm một tình yêu đẹp nhất Trong cánh tay con sẽ ôm ghì
Con tìm tình yêu khắp nơi khắp chốn Con đập vào cánh cửa mỏi rời tay Con đã van xin như một kẻ ăn mày Nhưng chỉ giận những cái nhìn lạnh lẽo
Tìm không thấy tình yêu con quay về với mẹ Tâm sự chán chê thân thể rã rời… Con bỗng thấy một tình yêu chân chính Từ trong đôi mắt dịu hiền của Mẹ … Mẹ ơi!
____________________________________________
Một chàng trai đem lòng yêu cô gái, Nhưng cô kia yêu một người khác, và rồi Người khác ấy lại yêu cô gái khác. Để nàng buồn và thất vọng khôn nguôi.
Và sau đó, vì thất tình, cô gái: Không mảy may kén chọn, đã lấy chồng Thành bất hạnh, và chàng trai cũng vậy. Phải suốt đời đau khổ phải chờ mong.
Câu chuyện trên không có gì mới lạ Bao đời nay thường vẫn thế – có điều Nếu xảy ra với chính ta, ta sẽ Hiểu thế nào là cái giá của tình yêu.
_________________________________________
Thêm một bài thơ nữa của Hainơ nhé! Em yêu tôi, tôi biết,
_____________________________________
Ngôn ngữ tình yêu không dối lừa phản bội Lót chân em trên khắp ngả đường đời Anh sẽ đi đến cùng troìư không mỏi Chỉ quyết tìm bằng được em thôi
Em bảo: anh đi đi! Sao anh không ở lại ? Em bảo: đợi chờ chi! Sao anh xa em mãi ? Lời em buông cứng cỏi, Lệ em trào mắt đen. Sao anh tin lời nói, Mà không nhìn mắt em ?
Lòng ta chôn một khối tình Tình trong giây phút mà thành thiên thu Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu Mà người gieo thảm như hầu không hay
Hỡi ôi người đó ta đây Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân Dẫu ta đi trọn đường trần Chuyện riêng dễ đã một lần hé môi Người dù ngọc nói hoa cười Nhìn ta như thể nhìn người không quen Đường đời lặng lẽ bước tiên Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh Xem thơ nào biết có mình ở trong Lạnh lùng lòng khẽ hỏi lòng Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây.
________________________________
Nhân một lần giảng dạy cho một lớp sinh viên của khoa Văn học về truyện ngắn Mỹ, tôi đã để cho các em sinh viên đọc bản dịch truyện ngắn Chuyện một giờ của Kate Chopin do Lê Huy Bắc dịch (tập Truyện ngắn Mỹ, NXB Hội Nhà văn, năm 2002). Trong thời gian thầy trò cùng thảo luận và phân tích truyện ngắn này, tôi bèn đọc lại nguyên bản tiếng Anh và đối chiếu với bản dịch, thì phát hiện thấy bản dịch sai đến mức thay đổi ngược hẳn nội dung của thiên truyện.
Tôi xin đối chiếu một đoạn văn có tính then chốt của thiên truyện. Nguyên văn là:
“And yet she had loved him – sometimes. Often she had not. What did it matter! What could love, the unsolved mystery, count for in face of this possession of self-assertion which she suddenly recognized as the strongest impulse of her being!” (Trích trong Hợp tuyển Văn học Mỹ Heath. Houghton Mifflin Company. 1998. Tập 2, Tr. 537)
“Nhưng cô đã từng yêu anh ta – thỉnh thoảng. Thường xuyên thì không. Vấn đề là thế đấy! Tình yêu – điều bí ẩn không thể lý giải – có ý nghĩa quan trọng trong bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định mà bỗng nhiên cô nhận ra nó như là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất trong tồn tại của mình.” (Truyện ngắn Mỹ, tr. 291)
Đoạn dịch này sai cả về cú pháp, ngữ nghĩa, từ vựng.
“Tuy vậy cô đã từng yêu anh- đôi khi thôi. Thường xuyên thì không. Thế thì đã sao nào? Tình yêu, điều bí ẩn không thể lý giải, có đáng kể gì khi đối diện với quyền năng của sự tự khẳng định mà bất chợt cô đã nhận ra như một xung lực mạnh mẽ nhất trong sự tồn tại của mình!”
“What did it matter!” là một câu châm biếm và phủ định, có nghĩa là “Thế thì đã sao nào?” thì lại dịch thành câu khẳng định “Vấn đề là thế đấy!”. Giọng văn châm biếm và tinh tế của tác giả nhằm hé mở tấn bi kịch thầm kín và sâu lắng trong thân phận của cô Louis, thì người dịch thay đổi thành một giọng văn đều đều, tẻ nhạt để diễn tả câu chuyện của một người phụ nữ đau buồn trước cái tin chồng cô bị chết vì tai nạn. Một vài câu và ý trong đoạn văn dịch thì đúng, nhưng những câu và ý quan trọng nhất thì dịch sai. Thí dụ “Tình yêu…có đáng kể gì khi đối diện với…” thì lại dịch trái ngược hẳn là “Tình yêu có ý nghĩa quan trọng trong bản chất chiếm hữu…”. Người dịch không hiểu nghĩa của cụm từ “What could love count for…in face” (tình yêu có đáng kể gì khi đối diện với…). “…this possession of self-assertion” có nghĩa là “cái quyền của sự tự khẳng định”, thì lại dịch khá dài dòng là “bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định”. Tại sao lại là “bản chất chiếm hữu của ý thức tự khẳng định”, chiếm hữu cái gì chứ? Ngữ nghĩa rất không lô-gích. Từ dịch sai hẳn nghĩa là từ “impulse”- có nghĩa là “xung lực, sức thúc đẩy”, thì lại dịch là “cảm hứng”. Nếu chịu khó tra từ điển, thì không thể dịch ẩu như vậy được.
Sự thay đổi của Bs. Bùi Tuyết Mai sau khi dùng liệu pháp giảm cân và chăm sóc sức khỏe do chính chị sáng lập
Câu hỏi: Thưa bác sĩ Bùi Tuyết Mai, mối duyên nào đưa chị đến với nghề chăm sóc sức khoẻ cho chị em phụ nữ?
Tôi sinh ra trong một gia đình đông con ở Hà Lầm, Quảng Ninh. Đó là vùng mỏ than nghèo khó, lắm tệ nạn phức tạp. Mới ngoài 20, tôi đã lập gia đình sớm, hồi đó chỉ mong để nương nhờ chồng. Nhưng, cuộc hôn nhân đoản mệnh khi 4 năm sau cưới, tôi thành góa phụ, con thơ chỉ mới 3 tuổi. Sau cú sốc đó, tôi ôm con lên Thủ đô tìm cuộc sống mới, không tiền, không bằng cấp, không có trình độ hay một nghề nào. Tôi tay trắng trước thử thách của cuộc đời.
Tôi nói để bạn hình dung, ngày đó, tôi cao có 1m55, nhưng nặng tới… 82 kg. Tôi đồ sộ lắm. Nhưng khổ nhất là còn bị các bệnh về rối loạn tiêu hoá, bệnh tuyến giáp. Ai nhìn tôi cũng thấy kỳ dị. Để có tiền nuôi con, tôi làm đủ nghề, từ bán cá, trứng vịt muối ở chợ Đồng Xa đến chạy xe ôm… Tôi nhận ra rằng, chỉ có học tập mới giúp mình đổi đời được. Vậy là, sáng tôi gửi con ở nhà trẻ, chiều tối đón con về nhờ hàng xóm trông giúp. Tối xuống, tôi lại theo học tại khoa tiếng Trung, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau đó, việc học vất vả hơn, tôi không có lúc nào xoay ra làm thêm được, nên đành phải gửi con về mẹ đẻ nuôi. Còn bản thân thì quyết tâm học, rồi một mình sang Trung Quốc học y khoa ở Học viện Quảng Tây, đó là ngã rẽ quan trọng nhất cuộc đời tôi.
5 năm đèn sách, đến khi tốt nghiệp, tôi lại đứng giữa nhiều lựa chọn. Vào bệnh viện làm nhân viên, hay tự kinh doanh đây? Vào bệnh viện thì an nhàn, ổn định, gia đình sẽ yên tâm. Còn tự kinh doanh, bạn biết đấy, chông chênh, mạo hiểm lắm. Nhưng có lẽ sức trẻ trong tôi lúc đó thôi thúc nên khiến tôi nghĩ rằng, nếu làm trong bệnh viện thì chỉ giúp được một nhóm nhỏ bệnh nhân, không thể thỏa sức được đam mê phục vụ sức khoẻ cộng đồng được.
Năm 2001, tôi về quê mẹ Quảng Ninh, vay mẹ 80 triệu đồng, thành lập cơ sở Excellence Spa đầu tiên ở chợ Hạ Long, với tên gọi “Cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng”, với tiền thân là CLB giảm cân thẩm mỹ Excellence.
Bác Sĩ Bùi Tuyết Mai tham gia Chương trình Hội nghị đỉnh cao BNI 7-2017, đoạn ngôi vị Á quân của TOP Face.
Tôi nhìn chị luôn căng tràn nhiệt huyết, luôn thấy được nguồn năng lượng tích cực đến từ chị. Không ngờ rằng con đường đến với nghề này gian nan đến thế. Sau khi khởi nghiệp, sự khó khăn còn bủa vây chị hay không?
Vậy sao? Cảm ơn bạn. Tôi vui khi biết được mình đã truyền được nguồn năng lượng đó đấy! Nó làm đẹp cho cuộc đời mà! Dĩ nhiên, kinh doanh chẳng bao giờ là dễ dàng. Với tôi thì lại khó gấp trăm lần, bởi phải bắt đầu từ con số âm. Lúc đó, Excellence Spa đánh dấu bước đột phá mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp ở Việt Nam. Lần đầu tiên phụ nữ Việt biết đến mô hình chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp mới, kết hợp hiệu quả giữa thẩm mỹ và các liệu pháp từ thiên nhiên. Năm 2002, tôi đăng ký “Quyền sở hữu trí tuệ” cho thương hiệu Excellence. Đây là thương hiệu đầu tiên trong lĩnh vực làm đẹp như trị nám, trắng da và đặc biệt trong lĩnh vực giảm cân, cũng là đơn vị đầu tiên được cấp giấy phép của Bộ Y tế.
Nhưng đúng là, cái gì mới mẻ quá cũng khó, vì mình vừa làm vừa dò đường đi. 6 tháng đầu, CLB hoạt động không có kết quả, công việc kinh doanh ngay trên bờ vực thất bại.
Nhưng ngay trong lúc muốn buông xuôi nhất, chính suy nghĩ “thất bại thì cuộc đời này chẳng còn ý nghĩa gì” đã vực dậy ý chí mạnh mẽ trong tôi. Nghĩ là làm, bất chấp sợ hãi, khó khăn, tôi lại rong ruổi khắp các khu chợ, từ hàng quần áo, hàng miến, hàng bún, hàng chè… kiếm tìm và thuyết phục khách hàng. Hơn 1 năm khởi nghiệp, tôi mới có lãi. Từ đó, cứ từ từ tiến bước thôi!
Bác Sĩ/ Giám Đốc Bùi Tuyết Mai (áo hồng) và tập thể nhân viên Excellence Spa trong lễ khai trương cơ sở Excellence Spa Hoàng Cầu
Để tôi điểm lại những điều khiến chị nổi tiếng nhé! Chị Bùi Tuyết Mai là người đầu tiên mang dịch vụ giảm cân phục vụ thị trường Việt Nam, là người đầu tiên đưa phương pháp chải thông kinh lạc chăm sóc sức khoẻ năm 2008, đưa mô hình xông hơi đá muối vào thị trường năm 2009. Có vẻ chị thích tiên phong, dẫn đầu xu hướng? Điều gì khiến chị luôn sáng tạo được như vậy, trong khi như chị bảo, khởi nghiệp rất gian nan?
Gần 20 năm đeo đuổi nghề chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, triết lý kinh doanh ngay từ khi khởi nghiệp mà tôi luôn tâm đắc là chính bằng sự tận tâm phục vụ và những giá trị hiệu quả rõ rệt mới đem lại sự tin tưởng cho khách hàng, hơn thế còn truyền cảm hứng cho nhân viên. Khi mới thành lập CLB, triết lý đó khiến một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần ngày càng nhiều người biết đến và gắn bó với CLB. Sau 1 năm tự kinh doanh, CLB mang về cho tôi trung bình tháng số tiền kha khá, dù ban đầu, lỗ “chỏng vó”. Nhưng tiền chưa phải là tất cả, dù kinh doanh ai cũng mong có lợi nhuận cao. Ước mong của tôi là nhân lên giá trị để đem lại cho càng nhiều các chị em phụ nữ. Bởi mỗi một khách hàng có một nỗi niềm riêng, mình khiến họ khoẻ, đẹp, tức là mình làm đẹp cho một mảnh đời, cho cả cuộc đời. Mỗi lần đưa phương pháp mới vào dịch vụ, tôi cùng các nhân viên đều tuân theo triết lý kinh doanh ban đầu: Nhiệt tâm, chăm sóc tận tình cho mỗi khách hàng, đem lại hiệu quả rõ rệt, lâu bền.
Giờ đây, Excellence Spa của chúng tôi đã có 5 cơ sở với hơn 70 nhân viên phục vụ hàng trăm lượt khách mỗi ngày. Excellence Spa trở thành lựa chọn hàng đầu cho các chị em cải thiện và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Hành trình gần 20 năm kinh doanh thực sự có quá nhiều mồ hôi và nước mắt nhưng cũng đem lại cho tôi những niềm vui vô bờ bến, những bài học quý giá mà không gì đánh đổi được.
Xin cảm ơn bác sĩ, doanh nhân Bùi Tuyết Mai và xin chúc chị cùng Excellence Spa thành công hơn nữa.
Chị Bùi Thị Thúy Kiều tìm chị gái Bùi Thị Thương, mất liên lạc năm 2004, tại Lâm Đồng.
Chị Bùi Thị Thương, sinh năm 1989, quê Bình Định.
Năm 2004, chị Bùi Thị Thương đi làm thuê tại tỉnh Lâm Đồng, một khoảng thời gian chị Thương không liên hệ về với gia đình. Khi gia đình lên chỗ làm việc, thấy phòng trọ chị Thương đã lâu không có ai sống, vật dụng sinh hoạt vẫn còn. Hàng xóm xung quanh cũng không biết chị Thương đi đâu. Từ đó đến nay, gia đình không còn tin tức nào của chị Bùi Thị Thương.